Giá gas khó bình ổn

Sau thành công với nhóm hàng lương thực, Sở Công thương TP.HCM muốn đưa mặt hàng gas vào nhóm bình ổn giá. Tuy nhiên tại buổi làm việc với các đầu mối nhập khẩu, phân phối gas cho thấy, để hiện thực kế hoạch này không dễ. Lý do theo các DN, giá gas trong nước quá lệ thuộc vào giá thế giới.

Sau thành công với nhóm hàng lương thực, SởCông thương TP.HCM muốn đưa mặt hàng gas vào nhóm bình ổn giá. Tuy nhiên tạibuổi làm việc với các đầu mối nhập khẩu, phân phối gas cho thấy, để hiệnthực kế hoạch này không dễ. Lý do theo các DN, giá gas trong nước quá lệthuộc vào giá thế giới.


Theo dự thảo của Sở Côngthương TP.HCM, việc bình ổn mặt hàng gas sẽ kéo dài quanh năm (từ1/4/2012 - 31/3/2013).

Ưu đãi không hấp dẫn

Giá bán sẽ được các DN tham gia chương trình xây dựng và đăng ký với SởTài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu giá thànhtheo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, ổn định (từ3 – 6 tháng ) và dẫn dắt thị trường. Nếu giá nguyên liệu và chi phí đầuvào tăng 5 – 10% so với đăng ký ban đầu, các đơn vị đăng ký lại giá bánvà được điều chỉnh giá sau khi Sở Tài chính thẩm định và chấp thuận.Theo đại diện Sở Công thương, tham gia chương trình này, DN có thể huềvốn nhưng sẽ được hưởng những ưu đãi khác như được quảng bá thương hiệu,tiến cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư hạ tầng, kho bãi và giới thiệunhững mặt bằng tốt tại các khu dân cư để mở cửa hàng…

Tuy nhiên, các DN cho rằng, thời gian bình ổn mà Sở đưa ra là quá dàitrong khi giá gas biến động liên tục, nếu thời gian bình ổn chỉ áp dụngtheo từng tháng thì DN sẵn sàng. Thế nhưng bình ổn có còn ý nghĩa khigiá gas được các điều chỉnh hàng tháng (?). Bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó giámđốc Saigonpetro, cho rằng giá gas luôn được minh bạch, các lần tăng giáđều được cơ quan quản lý chấp nhận. Việc tăng giá đối với các DN là tìnhthế bất khả kháng vì chi phí nguyên liệu chiếm tới trên 90% giá gas bánra, trong khi lượng gas sản xuất trong nước từ 2 nhà máy trong nước(Dinh Cố và Dung Quất) không đủ, phần lớn vẫn phải nhập khẩu, giá gastại thị trường trong nước luôn phải lên xuống theo giá thị trường thếgiới. “Nếu có thể nên theo cách làm của Thái Lan. Nhà nước bỏ vốn hỗ trợgiá, nên giá gas tại nước này luôn giữ ổn định và thấp hơn thị trườngthế giới…”, bà Mẫn gợi ý.

Giá gas khó bình ổn
Phần lớn nguyên liệu được nhập khẩu nên mặt bằng hàng gas khó đưa vào diện bình ổn. Ảnh: Lê Quân

 Tuy nhiên, TônQuang Trí, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho rằng cách làm này sẽtriệt tiêu sức cạnh tranh của DN trong nước, không khác gì việc “móc tàinguyên lên tiêu xài”. Đó còn chưa kể tới việc khi giá gas trong nướcthấp hơn các nước trong khu vực sẽ lại diễn ra tình trạng xuất lậu quabiên giới.

Sẽ bình ổn đầu ra

Ông Tôn Quang Trí bức xúc khi trong vòng 2 tháng mà giá mỗi bình gas(12kg) tăng tới hơn 70.000 đồng. “Cứ để việc tăng vùn vụt như vậy sẽ làmxáo trộn đời sống của người dân, tạo điều kiện cho các DN ngoại, các nhàđầu cơ nhảy vào lũng đoạn thị trường”, ông Trí cảnh báo. Theo ý kiến củalãnh đạo Sở Công thương, khó có thể bình ổn ở khâu đầu vào vì giá gasphụ thuộc vào giá thế giới, chi phí nguyên liệu chiếm tới 90%, chỉ trôngchờ khâu còn lại (khoảng 10%) nằm trong khâu chi phí chiết khấu giữa DNvà đại lý.

Thế nhưng, theo các DN tình trạng tại các đại lý gas vẫn rối như tơ vò.Mặc dù việc mở các đại lý bán lẻ gas đã được khống chế bằng những điềukiện ràng buộc, tuy nhiên tình trạng buôn bán trái phép các loại giấyphép kinh doanh gas đang diễn ra tràn lan. Giá gas cao và không đồngnhất vì nhiều đại lý khi giao gas luôn kèm theo giá gửi xe, giá thangmáy tại chung cư. Trước đây 1 đại lý có thể nhận phân phối cho hàng chụcthương nhân nhưng hiện rút xuống còn 3, như  vậy 7 thương nhân còn lạisẽ phải cạnh tranh khốc liệt để giành giật đại lý. Bở vậy, theo ông TrầnVăn Nghị, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miềnNam, một đại lý theo quy định chỉ được phép ký hợp đồng phân phối với 3thương nhân cung cấp gas, nhưng nhiều đại lý phân phối cho 4 – 5 hãng màcó thấy cơ quan quản lý nào “hỏi thăm” đâu. Ông Nghị cho rằng, nếu mạnhtay như ở An Giang phạt tới hơn 10 triệu đồng/bình nếu phát hiện loạibình thứ 4 trong đại lý gas, mới có sức răn đe.

Ông Tôn Quang Trí cho rằng, trước mắt các DN, nhà phân phối cần thôngbáo giá nhập, giá giao cho các đại lý hàng ngày, hợp lý hóa các khoảnchiết khấu để có thể bình ổn giá gas. Đồng thời việc cấp phép và quản lýcác đại lý tự do hay đại lý của DN sẽ được Sở kiến nghị thành phố xemxét lại.

Theo ĐVO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.