- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giữa Thủ đô, biệt thự triệu đô xây cho... bò ở
Những căn biệt thự triệu đô bị bỏ hoang đang dần bị biến thành những điểm tụ điểm cho gái bán dâm, con nghiện và... bò.
Những căn biệt thự triệu đôbị bỏ hoang đang dần bị biến thành những điểm tụ điểm cho gái bán dâm, con nghiệnvà... bò.
Số phận những biệt thự bỏ hoang
Khu vực Mễ Trì, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Việt Hưng có đến hàng chục căn biệtthự đã hoàn thiện phần xây thô bị bỏ hoang. Những căn biệt thự này cógiá từ 10 tỷ đồng cho tới 60 tỷ đồng và đều ở những vị trí đắc địa nhưngchưa có người ở, để cỏ dại mọc um tùm, rác rưởi tràn lan.
Tại một căn biệt thự trong khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp, ai bướcvào cũng phải rùng mình vì trên sàn nhà chất thải được vất la liệt. Tạicác phòng ngủ và khu thiết kế cho nhà vệ sinh, đâu đâu cũng thấy cácloại kim tiêm, bao cao su đã qua sử dụng. Trên nền nhà còn thấy nhữngmảnh chiếu rách bươm hay những tảng vải vóc cũ bốc mùi xú uế rất khóchịu.
Khu vực Mễ Trì, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Việt Hưng có đến hàng chục căn biệtthự đã hoàn thiện phần xây thô bị bỏ hoang. Những căn biệt thự này cógiá từ 10 tỷ đồng cho tới 60 tỷ đồng và đều ở những vị trí đắc địa nhưngchưa có người ở, để cỏ dại mọc um tùm, rác rưởi tràn lan.
Tại một căn biệt thự trong khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp, ai bướcvào cũng phải rùng mình vì trên sàn nhà chất thải được vất la liệt. Tạicác phòng ngủ và khu thiết kế cho nhà vệ sinh, đâu đâu cũng thấy cácloại kim tiêm, bao cao su đã qua sử dụng. Trên nền nhà còn thấy nhữngmảnh chiếu rách bươm hay những tảng vải vóc cũ bốc mùi xú uế rất khóchịu.
Biệt thự thành...chuồng bò |
Theo anh Phong, bảo vệ làm việc tại khu đô thị mới Pháp Vân, từ khi hoànthiện xong phần xây thô, đa số các biệt thự ở đây không có người ở. Banđêm, rất nhiều các đối tượng nghiện hút và gái mại dâm đã tận dụng nhữngkhông gian trống này làm địa bàn hoạt động.
“Diện tích của khu đô thị khá lớn, số lượng nhân viên bảo vệ thì có hạn,trong khi các đối tượng chích choác thì quá đông, chúng tôi căng hết sứcra nhưng vẫn không thể kiểm soát hết được”, anh Phong cho biết.
Đặc biệt, do biến thành ổ tệ nạn xã hội nên an ninh tại khu vực cũng rấtbất an. Theo anh Phong, những gia đình đã chuyển đến ở các căn biệt thựở đây đều rất lo lắng vì nạn trộm cướp diễn ra rất thường xuyên.
“Từ ngày mấy căn nhà ấy mọc lên là lũ nghiện ngập từ đâu kéo đến cả đấylàm rối loạn hết cả an ninh khu vực. Hơi một chút là bị mất trộm đồ đạc,ấy là chưa kể đến còn có người bị cướp giật. Đi lại ban ngày thì khôngsao, nhưng ban đêm đi về qua những căn biệt thự này rất sợ", anh Phongnói.
Còn tại khu đô thị Tứ Hiệp - Thanh Trì, nhiều biệt thự bỏ hoang đã trởthành nơi tránh nắng cho bò. Theo chị Hiền, người dân sống tại khu đôthị này, biệt thự cạnh nhà chị ngày nào cũng có đến 4 – 5 con bò chuivào tránh nắng. Điều khiến chị cảm thấy khó chịu nhất là làm mất mỹ quancủa khu đô thị, cùng với những mùi xú uế nồng nặc bốc lên từ ngôi biệtthự bỏ hoang, khiến nhà chị lúc nào cũng phải cửa đóng then cài, dùnhiều khi muốn mở cửa để hít thở khí trời.
Ngoài việc lãng phí tài nguyên đất, có lẽ những hậu quả về xã hội cũngnhư mỹ quan đô thị đang khiến cho nhiều người phải đặt dấu hỏi về vaitrò của quy hoạch cũng như cơ quan nhà nước trong việc xử lý các biệtthự bỏ hoang này.
Không ai sợ nắm nhiều đất
Lý giải tình trạng này, ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổngcục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho rằng, nguyên nhânchính là do công cụ chống đầu cơ đất đai đang bị bỏ ngỏ, cụ thể là sắcthuế về sử dụng đất phi nông nghiệp đang có vấn đề, nên hiện tượng biệtthự bỏ hoang ở Hà Nội là rất lớn.
Thực tế cho đến nay, không có ai phải "sợ" vì đang sở hữu quá nhiều đất.Các công cụ chống đầu cơ đất đai ở đô thị đang bị bỏ ngỏ.
Nhiều căn chỉ xây thô rồi bỏ đấy |
"Ở nhiều nước, việc áp dụng thuế lũy tiến sử dụng đất rất hiệu quả trongchống đầu cơ bằng cách đánh thuế thật nặng phần vượt quá diện tích đấtđược sử dụng, khiến người có nhiều đất buộc phải bán chứ không có chuyệnđể hoang phí như ở ta"- Ông Chính nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chính, tâm lý “đầu tư không có gì lời bằng bất động sản”đã khiến cho rất nhiều các chủ biệt thực cứ mua về và để đấy, khi nàogiá cao thì bán.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳngđịnh, biệt thự bỏ hoang gây lãng phí lớn về đất đai. Nguồn lực từ đấtkhông được sử dụng có hiệu quả sẽ gây thiệt hại đến sự phát triển chungcủa xã hội chứ không phải chỉ ảnh hưởng riêng đến một vài người.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết,nhiều biệt thự bỏ hoang là của các "đại gia". Họ không có chủ tâm đầu cơmà mục đích chủ yếu là để rửa tiền, giữ tiền. Do vậy, rất nhiều biệt thựđược mua về rồi để đấy, không đưa vào sử dụng.
Nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến các biệt thự bỏ hoang, Thứ trưởng Bộ Xâydựng Nguyễn Trần Nam đã trả lời trên báo chí: “Biệt thự bỏ trống cũng làmột vấn đề. Phần lớn nhà liền đất đều có chủ, nhưng người ta mua xongkhông ở được do hạ tầng, đường sá yếu kém, không kết nối được với cácdịch vụ như bệnh viện, trường học, ngân hàng...
Thực tế, chúng ta chưa thấy chủ đầu tư nào bị xử lý vi phạm. Cho nên họcứ xây nhà, bán thu tiền trước còn hậu quả về hạ tầng người mua phảigánh chịu. Người mua bỏ trống nhà, dù họ đang phải ở trong nội đô chậtchội, nhưng điều kiện làm ăn, sinh sống thuận lợi hơn”.
Lay lắt vấn đề xử lý
Lý giải tình trạng này, ông Vũ Xuân Thiện, Cục phó Cục quản lý nhà vàthị trường bất động sản đã trả lời báo chí: Thực chất, chế tài xử lý đãcó, đó là Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, nhưng đến ngày01/01/2012 Luật thuế này mới chính thức có hiệu lực. Trong đó có nộidung đánh thuế lũy tiến về đất ở sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lýnhà ở chưa đưa vào sử dụng, góp phần khắc phục tình trạng nhà ở bỏtrống.
Biệt thự bỏ hoang cỏ mọc um tùm |
Còn hiện nay, có hiện tượng một số chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệmtrong quá trình triển khai dự án; chưa đảm bảo đúng tiến độ; chưa đônđốc, phối hợp với khách hàng để tập trung hoàn thiện nhà đưa vào sử dụngtheo đúng hợp đồng.
Ngoài ra, tại một số dự án, các chủ đầu tư còn gặp nhiều vướng mắc, khókhăn trong khâu giải phóng mặt bằng cũng như nguồn vốn nên việc xây dựnghạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án nhà ở còn chậm, chưa đồngbộ do vậy, một số người dân mua nhà nhưng chưa thể về ở được.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Namcho rằng, hiệnnay việc xử lý biệt thự bỏ hoang không thiếu cơ sở pháp lý để xử lý.
Trước hết, chủ của những căn biệt thự này phải nộp tiền thuế sử dụngđất. Nếu kiểm tra, họ chưa đăng ký thì Nhà nước có thể xử phạt hànhchính về việc vi phạm thủ tục đăng ký sử dụng đất. Đấy là việc thu thuếđất, cái này hoàn toàn có cơ sở pháp lý nhưng lâu nay mình không làm.
Thứ hai là Luật đất đai có những quy định (như điều 107): Chủ sử dụngđất phải sử dụng đúng mục đích, phải đăng ký quyền sử dụng đất. Trong đócó một điều khoản rất quan trọng để có thể xử lý là tuân theo các quyđịnh về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp củangười sử dụng có liên quan và môi trường sống xung quanh.
Ở đây, việc để hoang là vi phạm môi trường. Ví dụ, người ta đổ rác vào,tệ nạn xã hội kéo đến... Chưa kể, theo Luật Nhà ở cũng có quy định chủsở hữu nhà có nghĩa vụ không làm ảnh hưởng hay gây thiệt hại đến quyềnvà lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng và quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác, khi sử dụng nhà.
Mặt khác, chủ những căn biệt thự bỏ hoang này đã làm xấu bộ mặt đô thị,nơi phát sinh tệ nạn xã hội...cũng là đã vi phạm quy định của Luật Nhàở.
Theo Châu Anh
VTC
-
Mua sắm19 phút trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm2 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm6 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm7 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm10 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm10 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm14 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm14 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.