- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hệ thống tài chính Việt Nam và sự tiến hóa đến Thông tư 13
Bài viết này sẽ nhìn lại tiến trình dẫn đến sự ra đời của quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, được ban hành theo Thông tư 132010TTNHNN, và có hiệu lực vào ngày 1102010 sắp tới. Những vấp váp ban đầu Kể từ khi thống nhất đất nước, Việt Nam bắt đầu tiến trình tự do hóa tài chính kể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986
Bài viết này sẽ nhìn lại tiến trình dẫn đến sự ra đời của quy định về các tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, được ban hành theoThông tư 13/2010/TT-NHNN, và có hiệu lực vào ngày 1/10/2010 sắp tới.
Những vấp váp ban đầu
Kể từ khi thống nhất đất nước, Việt Nam bắt đầu tiến trình tự do hóa tài chínhkể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986. Ban đầu, hệ thống tàichính trong nước dường như được tự do hóa hoàn toàn, kể từ khi hội nghị lần thứhai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI năm 1987 cho phép “thực hiện mạnh mẽchính sách huy động vốn trong dân, trong các tổ chức kinh tế bằng nhiều hìnhthức, nhiều kênh bảo đảm lợi ích của người gửi.”
Ở thời điểm này, các tổ chức kinh tế được huy động vốn hoàn toàn tự do mà khôngcó bất kỳ một quy định nào về đảm bảo an toàn. Hậu quả tất yếu là cả hệ thốngsụp đổ do nó hoạt động theo kiểu tiền của người gửi sau được sử dụng để trả lãicho người gửi tiền trước (mô hình tháp Ponzi).
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sụp đổ của hệ thống hợp tác xã tíndụng là do thông tin bất cân xứng mà nó gây ra tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi.Hiểu một cách đơn giản là vốn huy động được tập trung vào những hoạt động rủi rorất cao.
Những quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng đầu tiênđược thể hiện trong các pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Một số quy định cơ bảnđã có nhưng còn khá thô sơ như “Tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ” thay vì sử dụng hệ số đủ vốn theo quy địnhcủa Basel I được ban hành năm 1988.
Do những quy định về đảm bảo an toàn theo các pháp lệnh ngân hàng phần vì cònthô sơ, phần không được chế tài một cách nghiêm minh cộng với những yếu tố khácdẫn làm cho Việt Nam gặp rắc rối với hệ thống ngân hàng lần thứ hai cùng thờiđiểm với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997-1998 trong khu vực.
Do quy định về sở hữu không rõ ràng nên một số ngân hàng bị biến thành đơn vịtrực thuộc hay “sân sau” của các doanh nghiệp. Kết quả vốn huy động được chochính chủ sở hữu ngân hàng vay đầu tư và các hoạt động kinh doanh rủi ro. Một sốngân hàng mất khả năng chỉ trả nên Chính phủ phải giao các ngân hàng thương mạinhà nước đứng ra xử lý ví dụ trường hợp của Ngân hàng Nam Đô.
Rất may là quy mô các ngân hàng gặp vấn đề còn tương đối nhỏ và cách xử lý đượcđưa ra kịp thời nên không gây ra hiệu ứng lây lan dẫn đến sụp đổ cả hệ thốngnhư đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng kháchi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chứctín dụng được ban hành vào năm 1997 và chúng đã được cụ thể hóa hai năm sau đóbằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tíndụng (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), Quy định về giới hạn cho vay đối với mộtkhách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN) cũng như một số văn bản khác (sau đâygọi tắt là Quy định 1999).
Những chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Basel I và một số chuẩn mực khác đã đượcđưa vào. Hệ số đủ vốn (CAR) đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọngnhất về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Quy định nàyyêu cầu “Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷlệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng,được điều chỉnh theo mức độ rủi ro”.
Về tài sản có rủi ro đã được tính toán khá gần với các quy định của Basel I. Tuynhiên vấn đề lớn của quy định 297 là sự nhầm lẫn về vốn với định nghĩa “Vốn tựcó của Tổ chức tín dụng bao gồm: vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) vàquỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”.
Thực ra, theo Basel I, đây chính là vốn cấp I của một tổ chức tài chính với yêucầu mức tối thiểu chỉ là 4% chứ không phải là 8%.
Do sự bất hợp lý về định nghĩa vốn cộng với giai đoạn khó khăn trong hoạt độngngân hàng nên trong hơn 5 năm tồn tại của Quy định 1999, không một ngân hàng nàocủa Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đủ vốn nêu trên. Năm 2005, Ngân hàng Nhà nướcđã ban hành một số quy định mới để thay thế Quy định 1999 và một số bổ sung sauđó (từ đây gọi là Quy định 2005).
Bối cảnh đã thay đổi kể từ năm 2007, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặp phải hai vấn đề lớn gồm: (1) rủi ro về mặt thanh khoản và (2) rủi ro từ các hoạt động liên quan đến chứng khoán và bất động sản (Ảnh: Reuters) |
Dần đi theo chuẩn mực
Ngoài việc sửa đổi bất hợp lý về vốn của Quy định 1999 nêu trên, một số nội dungkhác đã được bổ sung cho gần với Basel I hơn. Điểm đáng chú nhất trong Quy định2005 là việc tách bạch giữa hoạt động của ngân hàng thương mại (các hoạt độngcấp tín dụng và thanh toán là chủ yếu) và hoạt động của ngân hàng đầu tư (cácnghiệp vụ liên quan đến kinh doanh chứng khoán).
Hơn thế, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục về vốn pháp định củacác tổ chức tín dụng mà hiểu một cách đơn giản, đối với một ngân hàng, đến hếtnăm 2010 phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.
Những quy định 2005 và 2006 là một bước tiến đáng kể khác trong việc xây dựngnhững nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở ViệtNam. Nhờ hai quy định nêu trên cũng như các văn bản liên quan khác, các chỉ tiêuvề đảm bảo an toàn của các tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Namđã được cải thiện đáng kể.
Hệ số đủ vốn 8% cũng như một số chỉ tiêu đảm bảo an toàn khác là điều hầu hếtcác ngân hàng cảm thấy là điều kiện bắt buộc cần phải có đối với chính họ để cóthể tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt nhằm hướng tới.
Với sức ép về việc tuân thủ các điều kiện đảm bảo hoạt động an toàn cộng vớinhững điều kiện thuận lợi do việc nóng lên của thị trường chứng khoán đã giúpcác ngân hàng gia tăng được tiềm lực tài chính. Trong đó, đáng kể nhất là haichỉ tiêu được chú ý một cách đồng thời là tăng vốn điều lệ cũng như hệ số đủ vốnCAR.
Tuy nhiên, việc tách bạch trong hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàngđầu tư chưa được quan tâm một cách đúng mức, tuy đã có những quy định về vấn đềnày.
Bối cảnh đã thay đổi kể từ năm 2007, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặp phảihai vấn đề lớn gồm: (1) rủi ro về mặt thanh khoản và (2) rủi ro từ các hoạt độngliên quan đến chứng khoán và bất động sản.
Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng gia tăng do cung tiền được mở rộng vớitốc độ cao cộng với sự nở rộng quá nhanh của một số ngân hàng, nhất là các ngânhàng nhỏ mà phần đông là mới thành lập hay được nân cấp lên từ các ngân hàngnông thôn. Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vaycủa các ngân hàng.
Những ngân hàng lớn có lợi thế về mặt huy động vốn do mạng lưới và quan hệ cósẵn, khi cung tiền được mở rộng họ đã huy động được rất nhiều tiền, nhưng khảnăng cho vay chỉ ở một mức nào đó nên các ngân hàng này đã dư ra một lượng vốnkhá lớn. Ngược lại các ngân hàng mới nâng cấp hay mới thành lập cần phải mở rộnghoạt động nên cần vốn. Cung - cầu gặp nhau và hoạt động vay mượn trên thị trườngliên ngân hàng là khá dễ dàng với lãi suất rất phải chăng.
Kết quả là một số ngân hàng đã đi vay các tổ chức tín dụng khác (vay liên ngânhàng) để cho vay lại khách hàng, trong khi về nguyên tắc vay liên ngân hàng vớilãi suất rất thấp thường chỉ để bù đắp những thiếu hụt tạm thời về mặt thanhkhoản hay yêu cầu dự trữ của ngân hàng nhà nước và nguồn vốn sử dụng để cấp tíndụng nên là vốn huy động trực tiếp.
Khi lạm phát ở mức báo động, chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra một quámạnh và có phần đột ngột đã làm lộ ra những vấn đề về quản lý cũng như rủi rothanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thêm vào đó, việc các ngân hàng thương mại tham gia quá tích cực vào các hoạtđộng kinh doanh chứng khoán và bất động sản như cho vay để kinh doanh cổ phiếuhay mua bán bất động sản cũng như một số nghiệp vụ khác của ngân hàng đầu đã tạora những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính.
|
Một số chính sách có tính chữa cháy như Chỉ thị 03 vào tháng 5/2007 khống chế dưnợ cho vay kinh doanh chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ cho vay đã khôngnhững không có tác dụng, mà còn gây ra những tác động tiêu cực khác.
Hơn thế, khi Việt Nam đang gặp khó khăn do lạm phát tăng cao chưa từng có kể từnhững năm đầu thập niên 1990, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất kểtừ cuộc đại khủng hoảng và suy thoái 1929-1933 ở Mỹ xảy ra mà một trong nhữngnguyên nhân chính là việc dỡ bỏ quy tách bạch giữa hoạt động của các ngân hàngthương mại và ngân hàng đầu tư, đã làm cho nhu cầu có một quy định chặt chẽ vềđảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tài chính trở nên cấp thiết hơn.
Trong bối cảnh như trên, việc ban hành một quy định mới về đảm bảo an toàn tronghoạt động ngân hàng với các yêu cầu cao hơn là điều tất yếu.
* Basel
Nói đến các chuẩn mực quốctế về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tài chính, người ta sẽnhắc ngay đến các tiêu chuẩn Basel. Những tiêu chuẩn ra đời cách đây hơn haithập kỷ và liên tục được hầu hết các nước cũng như các tổ chức tài chính toàncầu tuân thủ một cách rộng rãi hay cố gắng đạt được.
Ủy ban Basel được thành lậpvào năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 10 nước. Hiện nay, cácthành viên của Ủy ban này đã bao gồm 27 nước mà hầu hết là các nền kinh tế hàngđầu trên thế giới. Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơquan giám sát hoạt động ngân hàng.
Vào năm 1988, Ủy ban Baselđã công bố hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel(the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủiro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Từ năm 1988, Basel I không chỉđược phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn ở hầu hết các nước khác vớicác ngân hàng hoạt động quốc tế.
Năm 1999, Ủy ban Basel đã đềxuất khung đo lường mới (Basel II) với 3 trụ cột chính: (1) yêu cầu vốn tốithiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (2) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giánội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; và (3) sử dụng hiệu quả việccông bố thông tin nhằm làm mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho cácnỗ lực giám sát.
Sau những tương tác rộng rãivới các ngân hàng, các nhóm ngành và các cơ quan giám sát không phải thành viêncủa Ủy ban, Basel II được ban hành vào ngày 26/6/2004. Tài liệu này có thể làmcơ sở cho các quá trình phê duyệt và xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạtđộng ngân hàng và cho các ngân hàng hoàn chỉnh sự chuẩn bị của họ cho việc thựchiện các tiêu chuẩn mới.
Theo Huỳnh Thế Du
VnEconomy
-
Mua sắm4 giờ trướcSáng nay (24/11), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng từ 400.000 - 800.000 đồng/lượng, lên mốc 86 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn chỉ cách giá vàng SJC khoảng 400.000 đồng/lượng.
-
Mua sắm5 giờ trướcCòn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
-
Mua sắm6 giờ trướcTuyến đường ở TPHCM lọt top giá thuê mặt bằng đắt đỏ thế giới; nguồn cung căn hộ dồi dào dịp cuối năm; nhu cầu nhà vừa túi tiền dịch chuyển khỏi TP; một doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng... là các tin tức nổi bật tuần qua.
-
Mua sắm18 giờ trướcGiá vàng gần như đi lên theo đường thẳng trên thị trường quốc tế, giúp giá vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn 99,99 duy trì mốc cao chót vót.
-
Mua sắm21 giờ trướcThời gian gần đây, thị trường đất nền gần dự án Vành đai 4 đang ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt, nhiều nơi tăng 30% so với đầu năm 2024.
-
Mua sắm22 giờ trướcThị trường chứng khoán đi xuống, thanh khoản thấp, sức hấp dẫn suy giảm. Tuy nhiên, gần đây vợ con các đại gia, sếp lớn các doanh nghiệp, ngân hàng đua nhau mua và đăng ký mua vào cổ phiếu. Điều gì đang xảy ra trên thị trường vốn Việt Nam?
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 23/11, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục tăng mạnh và lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce sau hơn 1 tuần giảm mạnh.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm2 ngày trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm2 ngày trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm2 ngày trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.