Hiệu quả sản xuất công nghiệp ngày càng sụt giảm

Tuy nhiên, những vấn đề đang ẩn sau sự phục hồi kể trên đã được mang ra “mổ xẻ” tại buổi họp giao ban sản xuất tháng 6, diễn ra giữa tuần qua, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì

Với mức tăng trưởng hai consố trong 6 tháng đầu năm 2010, sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã có sự phụchồi rõ nét, sau những chao đảo do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cuốinăm 2008, đầu năm 2009.

Tuy nhiên, những vấn đề đang ẩn sau sự phục hồi kể trên đã được mang ra “mổ xẻ”tại buổi họp giao ban sản xuất tháng 6, diễn ra giữa tuần qua, do Bộ Kế hoạch vàĐầu tư chủ trì.

Giá trị gia tăng không songhành tăng trưởng

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp số liệu từ Bộ Công Thương cho biết,giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đã đạt khoảng 366,8 nghìn tỷ đồng,tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Nếu so với mức tăng tương ứng của cùng kỳnăm ngoái chỉ 4%, nhận định sản xuất công nghiệp đã phục hồi ấn tượng là thuyếtphục.

Nhưng nếu tính theo chỉ số phát triển công nghiệp (IIP), chỉ số này 6 tháng đầunăm 2010 chỉ tăng 8,9% so với cùng kỳ 2009, trong đó IIP công nghiệp khai thácmỏ giảm 0,1%; công nghiệp chế biến tăng 12,5%; và công nghiệp điện, nước, gastăng 14,9%.

Đáng chú ý, một đại diện của Bộ Công Thương tham gia buổi họp lưu ý Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, khoảng cách giữa giá trị tăng thêm với sản lượng đầu ra đã vào khoảng2,2 lần, và đang có dấu hiệu “phình to” trong những năm gần đây, theo tính toánsơ bộ.

“Tính hình rất đáng báo động về hiệu quả sản xuất ngành công nghiệp”, vị đạidiện này lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên đưa con số này vào trong các báo cáotrình lên Chính phủ.

Một lý giải về hiệu quả sản xuất công nghiệp thấp là do hiệu suất sử dụng điệncủa nền kinh tế không cao. Đây được cho là một trong các nguyên nhân làm tăngchi phí đầu vào sản xuất, giảm lợi nhuận hoạt động sản xuất công nghiệp.

Bộ Công Thương dẫn chứng, trong khi ở các nước, với mỗi 1 đơn vị tăng trưởng GDPtương ứng với tăng trưởng điện năng từ 1-1,2%, tương quan này tại Việt Nam gầnđây gấp vào khoảng 2,6 lần.

Hiệu quả sản xuất công nghiệp ngày càng sụt giảm
Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt khoảng 366,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 (Ảnh: Việt Tuấn)

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, một số dự án mới triển khai có thể đã đầu tưcông nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều năng lượng và không hiệu quả. “Cần xem lại việccác địa phương đâu đó vẫn cấp phép cho các dự án thép, xi măng… có công nghệ lạchậu”, ông này nói.

Trong khi đó, hoạt động đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ mang tới những côngnghệ mới, công nghệ nguồn cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất côngnghiệp, đã không thể hiện được vai trò này.

Sự chuyển hướng vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản khiến ngành công thươngđứng trước thực trạng năng lực sản xuất những năm tới có thể sẽ khó khăn, vịchuyên gia kể trên tỏ rõ sự lo lắng.

Chính sách chưa hướng đếnhiệu quả?

Những cảm nhận của người trong cuộc không phải không có cơ sở. Cả trên lý luậnvà thực tiến con số, những phân tích của giới chuyên môn đều cho thấy lo ngạicủa Bộ Công Thương là xác đáng.

Hệ thống lại các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất công nghiệp ngày càng sụtgiảm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng, độ doãngmà vị đại diện ngành công thương nêu có phần do thay đổi cơ cấu ngành.

Lĩnh vực khai khoáng thường có giá trị gia tăng cao đang trong xu hướng giảm dầnvề tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thay vào đó là côngnghiệp chế biến. Nhưng, ngành công nghiệp này tại Việt Nam lại chủ yếu là giacông, giá trị gia tăng thấp.

Hiệu quả sản xuất công nghiệp ngày càng sụt giảm

Một điểm đáng lưu ý khác là quá trình thay đổi về công nghệ, quy trình sản xuấttrong ngành công nghiệp chế biến cũng đang dẫn tới việc sử dụng nhiều máy móc,thiết bị hơn, nhưng đồng thời cũng sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu đầu vào,khiến giá trị gia tăng ngày càng tụt hậu so với tăng trưởng giá trị sản lượng.

Hơn nữa, chính sách công nghiệp lại chưa ưu tiên vào các ngành chế biến có giátrị gia tăng cao. Nhiều ngành sản xuất đang sử dụng tỷ lệ lớn nguyên liệu đầuvào, khiến phần giá trị gia tăng thu hẹp, ông Lâm lưu ý thêm.

Phân tích trong chuỗi số liệu hàng chục năm qua, TS. Trần Đình Cung, Phó việntrưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thực trạngkinh tế hiện nay đang hết sức đáng lo ngại với năng suất lao động thấp, hiệu quảnền kinh tế không cao, năng lực cạnh tranh hạn chế nhưng chưa thể tạo năng lựccạnh tranh thay thế.

Dường như vấn đề không đơn thuần là một hiện tượng tức thời mà đã trở thành vấnđề căn bản, liên quan đến cơ cấu ngành. Và thậm chí, vấn đề trầm trọng hơn ởnhiều nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, nếu những số liệu được ông Cung dẫnchứng là chính xác.

“Hiệu quả chung của nền kinh tế có xu hướng giảm dần”, nghiên cứu chung của CIEMvà Học viện cạnh tranh châu Á (thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu -Singapore) khẳng định.

Dẫn kết quả của nghiên cứu kể trên, ông Cung kết luận, một biểu hiện của hiệuquả giảm là cơ cấu chi phí của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng chi phítrung gian, đồng thời giảm chi phí nhân công và lợi nhuận.

Nếu so giai đoạn 5 năm sau đổi mới (1986-1990) và giai đoạn hiện nay, nghiên cứutrên chỉ ra rằng, đóng góp vào tăng trưởng đang dựa chủ yếu vào vốn, từ mức trên55% đã lên tới gần 80%. Trong khi đó, nhân tố lao động giảm từ hơn 38% xuống còngần 12%; năng xuất các yếu tố tổng hợp chỉ điều chỉnh rất ít, từ gần 7% lênkhoảng 9%.

Theo Anh Quân
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.