Khủng hoảng nợ châu Âu trước những lo ngại mới

Theo tờ New York Times, nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư lúc này, là những rắc rối liên quan tới vấn đề nợ công mà các ngân hàng “cỡ bự” ở châu Âu phải đương đầu, cộng với nguy cơ nợ nần bóp nghẹt sự tăng trưởng còn mong manh của kinh tế khu vực.  Hôm 145, tỷ giá EuroUSD đã giảm về mức thấp nhất từ khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ hồi tháng 92008

Thị trường tài chính toàn cầuchỉ có một khoảng thời gian hứng khởi ngắn ngủi sau khi kế hoạch giải cứu trịgiá gần 1.000 tỷ USD của Liên minh châu Âu (EU) được công bố hồi tuần trước. Tớilúc này, những nỗi lo sợ mới lại hình thành và nổi lên, đẩy tỷ giá đồng Eurotrượt về mức đáy của hơn 4 năm qua.

Theo tờ New York Times, nỗi lolớn nhất của giới đầu tư lúc này, là những rắc rối liên quan tới vấn đề nợ côngmà các ngân hàng “cỡ bự” ở châu Âu phải đương đầu, cộng với nguy cơ nợ nần bópnghẹt sự tăng trưởng còn mong manh của kinh tế khu vực. 

Hôm 14/5, tỷ giá Euro/USD đã giảm về mức thấp nhất từ khi ngân hàng LehmanBrothers sụp đổ hồi tháng 9/2008. Sáng ngày 17/5, cặp tỷ giá này tiếp tục trượtxuống mức đáy kể từ tháng 4/2006, với 1 Euro tương đương trên 1,22 USD. Trongvòng một tháng qua, căng thẳng xung quanh tình hình nợ nần của các chính phủtrong khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đã khiến đồng tiền chung này mất 8%giá trị so với đồng USD. Đồng Euro đang bị giới đầu tư bán tháo để chuyển vốnsang thị trường vàng và đồng USD.

New York Times cho biết, trong một bài phát biểu được đăng báo cuối tuần qua,Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đã lên tiếngcảnh báo rằng, châu Âu đang đối mặt với “những căng thẳng nghiêm trọng” và cácthị trường vẫn còn đang trong trạng thái mong manh. Theo ông Trichet, sự sa sútniềm tin của giới đầu tư vẫn còn khả năng nghiêm trọng hơn, thúc đẩy tạo ranhững làn sóng bán tháo tài sản mới.

Đối với các ngân hàng của châu Âu, rắc rối lúc này không chỉ là một. Chi phí vayvốn ngắn hạn đang trên đà gia tăng, khiến các nhà băng có thể cắt giảm vốn vaymới và thu hồi các khoản vốn vay đã cấp, làm hạn chế đà tăng trưởng kinh tế.Thêm vào đó, những ngân hàng có vẻ an toàn ở những nền kinh tế đầu tàu của khuvực, như Pháp và Đức, lại nắm giữ khối lượng trái phiếu khổng lồ của các nướcláng giềng đang điêu đứng như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.

Giới đầu tư lo ngại rằng, sức nặng của những khoản thâm hụt ngân sách lớn có thểbuộc một số quốc gia yếu trong Eurozone cơ cấu lại nợ, làm số trái phiếu mà họđang nắm giữ mất đi phần lớn giá trị. Nếu xảy ra, điều đó sẽ là một đòn giángnặng vào các định chế tài chính ở châu Âu, và có thể tạo ra những đợt “sóng thần”tấn công toàn bộ hệ thống tài chính thế giới.

Khủng hoảng nợ châu Âu trước những lo ngại mới

Euro đã trượt về mức đáy hơn 4 năm qua so với USD (Ảnh: Trade)

“Thực chất, gói giải cứu được đưa ra không phảiđể cứu Hy Lạp mà để cứu các ngân hàng của Đức vàPháp”, giáo sư sử học Niall Ferguson thuộc Đạihọc Havard nhận định.

Tình trạng vay mượn chéo nhau giữa ngân hàng cácnước trong khu vực cũng khá phức tạp. Chẳng hạn,theo thống kê của tổ chức chuyên phục vụ cácngân hàng trung ương có tên Bank forInternational Settlements, các ngân hàng của BồĐào Nha nợ các ngân hàng Tây Ban Nha 86 tỷ USD,các nhà băng Tây Ban Nha lại nợ các ngân hàng ởĐức 238 tỷ USD và các ngân hàng Pháp 220 tỷ USD.Các ngân hàng Mỹ cũng là chủ nợ lớn của các ngânhàng Tây Ban Nha, với lượng nợ lên tới gần 200tỷ USD. 

Để có tiền cho gói giải cứu trị giá 750 tỷ Euro,các chính phủ châu Âu sẽ thực hiện việc đi vaythông qua phát hành trái phiếu. Điều này khiếngánh nặng nợ nần của họ tăng thêm, và có khảnăng sẽ tạo thêm một rào cản nữa đối với sự phụchồi kinh tế.

Trong một báo cáo do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)mới thực hiện đã cảnh báo, chính nợ nần đã đẩychâu Âu tới tình trạng rối ren hiện nay, và mứcnợ công cao có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tếtrong nhiều năm.

Báo cáo của IMF cho biết, thâm hụt ngân sách củathế giới so với GDP hiện ở mức 6%, so với mức0,3% ở thời điểm trước khủng hoảng tài chính.Định chế này cho rằng, nếu thâm hụt ngân sáchkhông được giảm về mức trước khủng hoảng, thìtăng trưởng tại những nền kinh tế lớn sẽ bị“gọt” mất 0,5% mỗi năm.

Tuy nhiên, trong cái rủi ít nhiều cũng có cáimay. Đồng Euro yếu có tác dụng tích cực đối vớihàng hóa xuất khẩu của châu Âu. Ngoài ra, Hy Lạp,Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã bắt đầu có nhữngbước tiến đầu tiên nhằm giảm bội chi.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách lúc này đãgần như “hết đạn”. Sau khi vay mượn hàng ngàn tỷUSD để kéo kinh tế khỏi vũng lầy khủng hoảng tàichính và suy thoái, các chính phủ không thể vaythêm hàng ngàn tỷ USD nữa mà không châm ngòi chosự leo thang của lạm phát, và lấy mất cơ hội vayvốn của các đối tượng khác như người tiêu dùngvà doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, mức lãi suất vốn đã rất thấp, ở mức0-0,25% ở Mỹ, không thể thấp hơn được nữa. Nhữngbiện pháp khác như tăng thuế hay hạn chế chitiêu có thể chặn đứng sự phục hồi mới manh nha ởcác nước Bắc Âu, hay làm tình hình thêm tệ hại ởnhững nước còn trong suy thoái như Tây Ban Nha,nơi tỷ lệ thất nghiệp gần đây đã vượt quá 20%.

Ngoại trừ thời chiến tranh, “tình hình tài chínhcông tại phần lớn các quốc gia công nghiệp pháttriển đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn bất kỳthời điểm nào từ cách mạng công nghiệp. Việc lấylại cân bằng cho ngân sách công sẽ là một ràocản đối với tăng trưởng kinh tế trong nhiều nămtới”, New York Times trích báo báo của chuyêngia kinh tế trưởng Willem Buiter thuộcCitigroup.

Theo Nguyễn Thanh
Khủng hoảng nợ châu Âu trước những lo ngại mới



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.