Lập Ban điều phối quốc gia về cà phê giúp nông dân lãi 30%

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) đang xây dựng đề án đề xuất với Chính phủ thành lập Ban điều phối quốc gia về cà phê.

Tại hội thảo tìm cơ chế, chính sách tiêu thụ, dự trữ cà phê được tổ chức mới đây,các chuyên gia đầu ngành cà phê cho rằng, cần có Ban điều phối quốc gia và xâydựng Quỹ bảo hiểm cà phê xuất khẩu nhằm tăng tính linh hoạt trong điều hành xuấtkhẩu, cũng như đảm bảo mức lãi tối thiểu 30% cho nông dân.

Lập Ban điều phối quốc gia về cà phê giúp nông dân lãi 30%
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và nghềmuối (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa)đang xây dựng đề án đề xuất với Chính phủ thành lập Ban điều phối quốc gia về càphê.

Ban điều phối sẽ do Bộ NN&PTNT chủ trì, Vicofa là cơ quan thường trực, thànhviên là đại diện các bộ, ngành liên quan. Ban điều phối sẽ tham mưu cho Chínhphủ trong việc ban hành, thực hiện cơ chế chính sách, đồng thời theo dõi diễnbiến giá cả, điều hành linh hoạt hoạt động xuất khẩu cà phê, tăng hiệu quả.

Cùng đó, Bộ NN&PTNT và Vicofa cũng đang đề xuất thành lập Quỹ Bảo hiểm cà phêxuất khẩu, giao Vicofa xây dựng quy chế hoạt động, có thể hoàn thành trong quýIV năm nay. Nguồn thu của quỹ từ đóng góp của các doanh nghiệp chế biến, xuấtkhẩu cà phê, khi khối lượng xuất khẩu và lợi nhuận của người trồng cà phê lãitrên 40%.

Lập Ban điều phối quốc gia về cà phê giúp nông dân lãi 30%
Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên (Ảnh: TL)

Về chính sách thu mua cà phê tạm trữ, các chuyên gia ngành cà phê cho rằng,không nên mang tính thường niên, chỉ nên thu mua khi giá cà phê thị trường thếgiới giảm mạnh. Việc mua cà phê tạm trữ nên chủ động từ đầu vụ, khoảng tháng11-12 hàng năm, với khối lượng nên dao động 15-30% sản lượng, tương ứng 200.000- 250.000 tấn.

Mặt khác, để kiểm soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá khi xuấtkhẩu, ông Hòa đề nghị UBND các tỉnh, phối hợp với Vicofa xác định, công bố côngkhai giá sàn thu mua cà phê nguyên liệu, đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu30%. Ngân hàng chỉ giải ngân cho các hợp đồng thanh toán với nông dân tiền muacà phê với giá bằng hoặc trên giá sàn.

Đại diện doanh nghiệp cà phê cho rằng, khi có chính sách mua tạm trữ, các tổchức tín dụng cần cấp đủ vốn cho doanh nghiệp mua đúng số lượng cà phê được phânbổ. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần XNK Intimex bức xúc: “Tình trạnghiện nay, các ngân hàng nhìn thấy doanh nghiệp cà phê là xua tay”. Ngay cả việccấp vốn cho doanh nghiệp mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê vừa qua theo quyết địnhcủa Thủ tướng cũng chậm.

“Quyết định thu mua tạm trữ giữa tháng 4 đã muộn rồi nhưng đáng ngại hơn là khidoanh nghiệp sẵn sàng mua cho dân thì vốn ngân hàng bị “nghẽn” hơn một tháng sau.Cty được giao mua hơn 40.000 tấn, nhưng vét mãi chỉ được 30%, vì thực tế cà phêtrong dân đã hết” - Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoànThái Hòa cho biết.

Theo Phạm Anh
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.