Lúng túng quảng bá du lịch

Ngành du lịch đang chọn hình thức quảng bá đắt tiền trên các kênh truyền hình quốc tế để giới thiệu hình ảnh VN. Thế nhưng, cách làm hiện nay không ổn do không đúng đối tượng khách; mục tiêu, kế hoạch quảng bá cũng không ổn định.

Ngành du lịch đangchọn hình thức quảng bá đắt tiền trên các kênh truyền hình quốc tế đểgiới thiệu hình ảnh VN. Thế nhưng, cách làm hiện nay không ổn do khôngđúng đối tượng khách; mục tiêu, kế hoạch quảng bá cũng không ổn định.

Thị trường nào cũng làtrọng điểm?

Một chuyên gia kinh tế nhậnđịnh, để có thể quảng bá du lịch hiệu quả, trước hết cần  xác định rõ ràngđâu là thị trường du khách trọng điểm, đâu là thị trường khách tiềm năng(ngắn hạn và dài hạn). Đối với thị trường trọng điểm, việc quảng bá nhằm mụctiêu giữ và thu hút khách. Với thị trường tiềm năng, quảng bá là cách để đầutư cho lâu dài. Thực tế nhiều năm qua, ngành du lịch VN chưa phân tách thịtrường nào là tiềm năng, thị trường nào là trọng điểm, dẫn đến sự lúng túng,thiếu hiệu quả trong công tác quảng bá hiện nay.

Trong chương trình kích cầudu lịch 2010 Việt Nam - điểm đến của bạn, Tổng cục Du lịch (TCDL) đã gộpchung thị trường trọng điểm và tiềm năng làm một. Theo đó, có 8 thị trườngnước ngoài cần phải quảng bá điểm đến VN và tổ chức các sự kiện xúc tiến,gồm Trung Quốc, Đông Bắc Á (Nhật, Hàn Quốc), Pháp và Tây Âu, Mỹ, Úc, NewZealand, ASEAN, Đông Âu (Czech, Hungary) và Nga. Cách phân loại thị trườngnhư trên của TCDL đã gộp chung tất cả vào “một rổ”. Thế nên, với kinh phíchiếm phần lớn trong tổng kinh phí chung cho hoạt động xúc tiến quảng báhằng năm (năm nay là 71 tỉ đồng), TCDL cũng khó làm tốt với chừng ấy thịtrường.

Lúng túng quảng bá du lịch

Du lịch VN chưa khai thác hiệu quả những lợi thế mà không nước nào trong khu vực có được

Vậy, đâu là thị trườngtrọng điểm và tiềm năng của du lịch VN? Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Côngty du lịch Vòng Tròn Việt, phân tích: Để xác định đâu là thị trườngchính, cần nghiên cứu khách ở đó yêu thích gì ở VN, đường bay ra sao,khả năng chi tiêu của khách… Vì vậy, có thể coi những thị trường sau đâylà chính của du lịch VN: Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan.Thống kê số du khách các nước đến VN nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm2010 cũng tương ứng với nhận định trên. “Tuy nhiên, chúng ta chưa tiếpthị tốt ngay cả ở những thị trường mà ta cho là chính. Khách Pháp, Nhậtluôn sụt giảm; khách Hàn Quốc vào VN thì hầu hết mua tour của công tyHàn Quốc; khách Trung Quốc chủ yếu chỉ vào các tỉnh biên giới phía Bắc…Rõ ràng, khai thác hiệu quả lượng khách sẵn có ở thị trường chính đã rấtkhó khăn”, ông Huê nói. Còn thị trường tiềm năng có thể kể tới là Đức,Nga, Úc, Singapore, Malaysia…

Liên tục thay đổi 

Kinh phí xúc tiến quảng bá dulịch luôn được nâng lên (năm 2010 tăng 21 tỉ đồng so 2009), đủ để ngành dulịch VN chơi sang khi chọn những kênh truyền hình “khủng” của thế giới đểquảng cáo. Thế nhưng điều khó hiểu là chúng ta lại chọn cách quảng cáo trongthời gian rất ngắn trên một kênh truyền hình, rồi sau đó chuyển qua kênhkhác. Theo một chuyên gia marketing, quảng cáo trên các kênh truyền hình lớnlà cần thiết cho du lịch VN, nhưng phải đủ kinh phí kéo dài để “mưa dầm thấmđất”. Du lịch VN từng chọn CNN để quảng cáo trong 3 tháng, năm sau lại đổiqua BBC World News.

Theo đó, cuối năm 2007, dulịch VN đã làm cú “đột phá” khi chi 275.000 USD để quảng cáo trên kênh CNN,phát sóng 182 lần clip Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn (Vietnam - the hiddencharm) liên tục trong 3 tháng, tần suất 2 lần/ngày. Khán giả truyền hìnhchâu Á được xem rất nhiều những hình ảnh như chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc TửGiám, vịnh Hạ Long, nhà rông Tây Nguyên, cây trái Nam Bộ… thoáng qua trong30 giây.

Tháng 5.2009, quảng cáo dulịch VN xuất hiện trên BBC World News, phát sóng 320 lần trong 8 tuần ở châuÁ - Thái Bình Dương, 6 tuần ở châu Âu và 6 tuần ở Bắc Mỹ. Chi phí thấp hơnso với CNN, khoảng 204.600 USD (giảm khoảng 40%), nhưng được phủ sóng rộnghơn. Cùng thời điểm này, hình ảnh VN cũng xuất hiện trên taxi và xe buýt ởLondon (Anh).

Tuy nhiên, trước phản ứng củanhiều người khi cho rằng quảng cáo du lịch VN trên các kênh CNN, BBC làkhông hiệu quả do không đúng đối tượng (chủ yếu người xem là giới doanhnhân) nên năm nay, Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch(VH-TT-DL) dự kiến đàm phán để chuyển sang kênh khác như Star Sport, ESPN,Discovey, National Geographic. Đây là những kênh mà ngành du lịch Thái Lan,Malaysia, Singapore… đang quảng cáo.

TCDL hiện đã mời thầu xâydựng bộ phim 15 phút và quảng cáo 30 giây giới thiệu du lịch VN bằng tiếngTrung, kinh phí hàng tỉ đồng để phát trên kênh truyền hình quốc gia TrungQuốc (1 lần/ngày trong ba ngày liên tiếp) và các đài tỉnh Tứ Xuyên, TrùngKhánh, Hồ Bắc (3 lần/ngày trong một tháng). Phim chính thức phát sóng trongquý 2/2010 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành du lịch VN.

“Không thể mỗi lần quảngbá là một lần đi”

Ông Paul Stoll, Tổng giám đốcCông ty tư vấn quốc tế Celadon, người xây dựng Con đường di sản miền Trung,cho rằng VN cần phải biết thu hút những đối tượng khách nào để có thể xúctiến quảng bá: “VN đang trong giai đoạn phát triển, do đó thu hút khách dạngallocentric - ít quan tâm đến giá cả, có học vấn, thích điểm đến còn mới,quan tâm đến văn hóa và con người, độc thân hoặc có gia đình nhưng chưa cócon; khác với đối tượng khách psycho centric chỉ thích những điểm đến đãphát triển”. Khoảng một nửa trong 1 tỉ du khách trên thế giới là dạngallocentric, trong đó 1/3 thích du lịch ở châu Á. Như vậy lượng khách nàyvào khoảng 160 triệu người. Nhưng VN hiện chỉ mới đón được khoảng 4 triệutrong số đó, trong khi Thái Lan là 15 triệu, Malaysia 22 triệu, Indonesia6,3 triệu, Trung Quốc 126 triệu. “Tôi cho rằng VN hiện đang có những con bàitốt nhất trong cuộc chiến thị phần, đó là nền văn hóa, kho tàng lịch sử,điểm đến an toàn, con người thân thiện và đang trong giai đoạn ngày càngphát triển”, Paul Stoll nhận xét.

Theo ông Paul Stoll, du lịchVN không cần phải có một chương trình quảng cáo tốn kém. Việc quảng bá nênđược thực hiện thông qua mạng truyền thông xã hội và công cộng có hợp đồngvới một công ty truyền thông giỏi. Công ty này sẽ sử dụng sự am hiểu thịtrường để tạo ra một chiến lược quảng cáo và quảng bá phối hợp dựa trên mộtkhẩu hiệu, chẳng hạn như Hãy đến với VN bây giờ (Visit Vietnam Now), nhằmgửi thông điệp rõ ràng rằng bây giờ là lúc VN cần du khách.

TCDL Thái Lan hiện có 24 vănphòng đại diện ở nước ngoài. Ông Pichai Raktashinha, Giám đốc văn phòng ởVN, cho rằng: “Muốn quảng bá cho một thị trường nào đó, anh phải ở trong đó,không thể ở trong nước mà có thể quảng bá ở nước ngoài được”. Ông Phạm XuânDu, Giám đốc Công ty du lịch Xuân Nam, đồng tình: “Những thị trường trọngđiểm cần có văn phòng đại diện để quảng bá điểm đến, chứ không thể cứ mỗilần muốn quảng bá là một lần đi, vừa tốn kém vừa không hiệu quả. Cách làmnhư vậy chỉ mang tính nhất thời”.  

Có nhiều hình thức quảng bá hình ảnh VN mà không “ăn” vào kinh phí nhà nước thông qua các quỹ tài trợ của nước ngoài. Chẳng hạn 5 dự án phim tài liệu Nhìn về Việt Nam dự kiến sẽ phát sóng trên kênh Discovery đáng lẽ đến giờ đã phải làm xong hậu kỳ, trình duyệt nhưng phải chịu cảnh chậm trễ.

Dự án bắt đầu khởi động hồi tháng 8.2009 và nếu suôn sẻ, trailer giới thiệu phim đã có thể phát sóng vào 23.3 vừa rồi. Thế nhưng, 5 phim tài liệu này, mỗi phim dài 30 phút, đề cập tới các đề tài về Hà Nội, đã gặp phải vô vàn trục trặc như giải ngân tiền tài trợ, máy móc... Bởi thế, 4 tháng dự kiến hoàn thành phim đã kéo dài hơn 7 tháng mà vẫn chưa đi tới hồi kết. Cơ hội quảng bá hình ảnh VN thêm một lần bị bỏ lỡ.

Các nước như Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... đều dành một khoản kinh phí trích ra từ nguồn thu thuế của các công ty du lịch để làm quỹ quảng bá. Quỹ này là nguồn tài chính để tái đầu tư cho ngành du lịch. Cũng nhờ nguồn quỹ đó, ngành du lịch của các nước này đã giữ được sự ổn định trong chiến dịch truyền thông xuyên suốt cả năm trên các kênh truyền hình quốc tế. Ví dụ như Malaysia, du lịch nước này quảng cáo trên kênh BBC, CNN, Discovery... suốt năm, nhưng không phải hằng ngày mà xen vào những chương trình hấp dẫn, hoặc các “ngày vàng” trong tuần.

Theo Trần Tâm
Lúng túng quảng bá du lịch



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.