Mắc chiêu lừa công ty du lịch “ma”

Không chỉ du khách bị lừa mà nhiều công ty du lịch tên tuổi, nhà hàng, khách sạn... cũng mắc chiêu lừa của các công ty du lịch “ma”.

Không chỉ du khách bị lừamà nhiều công ty du lịch tên tuổi, nhà hàng, khách sạn... cũng mắc chiêu lừacủa các công ty du lịch “ma”.

Nợ rồi “xù”

Mắc chiêu lừa công ty du lịch “ma”
Du khách nên thận trọng, lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín khi mua tour

Ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc khách sạn 5 saoMajestic (TP.HCM), kể: Lúc còn làm Giám đốckhách sạn 4 sao Sài Gòn - Morin ở TP Huế, mộtcông ty du lịch ở TP.HCM đã nợ khách sạn 3 triệuđồng nhưng 3 năm rồi vẫn chưa trả. Khoản tiềnkhông quá lớn, tuy nhiên do phải thanh quyếttoán hằng năm nên gây nhiều khó khăn cho doanhnghiệp (DN). “Chúng tôi phải xin phép Hội đồngquản trị được treo khoản nợ đó, vì không tìm rachủ của công ty này, còn công ty thì đã dẹp. Mấylần trước họ làm ăn có vẻ đàng hoàng, tiền trảsòng phẳng lắm, đâu ngờ”, ông Vũ nói.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc LửaViệt, cho biết công ty ông thì dính một chiêu khác: Năm 2006, Công ty du lịch disản Việt Nam ở Hà Nội gửi cho Lửa Việt một đoàn khách hơn 30 người từ Bắc vàotham quan các tỉnh phía Nam có hợp đồng hẳn hoi, tiền trả trước 70%. Thế nhưngsau chuyến đi, kế toán Lửa Việt liên lạc với đối tác thì bị hẹn lần hẹn lữa chotới khi điện thoại của chủ DN kia “ngoài vùng phủ sóng”. Bà Kiều Loan, chủ nhàhàng Nhà Tôi ở Đà Lạt cũng cho hay từng bị lừa nhiều lần. “Có đoàn khách tới 2 -3 xe 45 chỗ, ăn nhiều bữa, hẹn bữa cuối sẽ thanh toán tiền. Đến bữa cuối, hướngdẫn viên nói do trưởng đoàn bận thanh toán tiền khách sạn nên lát nữa sẽ tớitính tiền ăn. Khách đi rồi nhưng chờ hoài không thấy trưởng đoàn, điện thoại chohướng dẫn viên thì người này hứa sẽ chuyển tiền sau. Tìm tới công ty, công tylại nói đoàn đó không phải của họ, hướng dẫn viên tự dẫn khách, bây giờ đã nghỉlàm”, bà Loan bức xúc.

Với điều kiện thành lập một côngty du lịch khá dễ như hiện nay, chuyện đóng cửa công ty du lịch này để mở côngty khác là rất dễ dàng. Thực chất, công ty du lịch mới thành lập sau hoàn toànlà công ty cũ, chỉ khác ở cái tên và địa chỉ trụ sở.

Dẹp được không?

Trong khi hầu hết các nước trênthế giới đều buộc cả công ty lữ hành nội địa và quốc tế phải ký quỹ, thì cáccông ty du lịch nội địa VN lại được miễn. Khoản tiền này nhằm giải quyết nhữngtrường hợp kiểu như “xù” dịch vụ kể trên hay đền bù thiệt hại cho khách... khikhông còn khả năng chi trả.

Chẳng hạn ở Trung Quốc, các côngty du lịch nội địa phải thế chân ở ngân hàng khoảng 900 triệu đồng, công ty lữhành quốc tế thì 1,8 tỉ đồng. Tại Thái Lan, công ty nội địa đóng gần 100 triệuđồng, hoạt động quốc tế thì 200 triệu đồng... Việc dỡ bỏ ràng buộc về tài chính,miễn ký quỹ cho các công ty lữ hành nội địa (trước đây là 50 triệu đồng) nhằmphát triển hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, như ông Lã Quốc Khánh,Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) TP.HCM từng nói vớiThanh Niên, đó là nguyên nhân làm nở rộ các công ty du lịch “chui”, công ty“ma”. Theo bà Trần Thị Bình Minh - Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch- Đầu tư  TP.HCM - hiện TP.HCM có hàng ngàn công ty đăng ký kinh doanh du lịchvới Sở Kế hoạch - Đầu tư nhưng không xin giấy phép lữ hành theo quy định với SởVH-TT-DL. Đồng thời, cũng có rất nhiều công ty lữ hành nội địa nhưng vẫn đưa đónkhách đi nước ngoài.

Ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công tydịch vụ lữ hành Saigontourist, cho rằng: “Việc cấp phép và hậu kiểm phải đượcthực hiện chặt chẽ, có xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm bị phát hiện.Nếu làm không đủ răn đe thì hiện tượng này vẫn tồn tại và phát triển”. Theo ôngLã Quốc Khánh, “việc hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh gặp khó khăn, vì thực tếcác công ty đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó có lữ hành. Họ chỉ chờthời điểm thích hợp mới nhảy vào làm lữ hành. Những công ty kiểu này thì khóràng buộc được gì ở khâu đăng ký kinh doanh. Ở các nước, cơ quan thuế hợp tácvới ngành du lịch trong việc phát hiện những công ty làm lữ hành chui. Nhưng ởta, cán bộ thuế không cần sự phối hợp.

Trong kiến nghị đóng góp về sửaLuật Du lịch, chúng tôi đưa ý kiến về việc nên duy trì trở lại việc ký quỹ củalữ hành nội địa là 50 triệu đồng trong ngân hàng. Ngoài ra, chúng tôi cho rằngnên tách lữ hành làm 3 bộ phận: outbout (đưa khách đi nước ngoài) ký quỹ 500triệu đồng; inbound (đưa khách nước ngoài vào VN) là 250 triệu đồng; nội địa là50 triệu đồng. Những công ty nào đóng đủ 800 triệu đồng để làm cả 3 là thực sựcó thực lực”.

* “UBND TP đã chỉ đạo Sở VH-TT-DL TP.HCM xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực lữ hành; báo cáo kịp thời tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà Sở phải tổ chức thực hiện trong năm nay và những năm sau”.

(Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM)

* “Sau khi Báo Thanh Niên có bài phản ánh về tình trạnh kinh doanh du lịch “ma” trên địa bàn, Sở VH-TT-DL đã có quyết định thành lập đoàn thanh tra, kế hoạch là sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của một nhóm công ty thuộc diện “đáng nghi”.

Hiện chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm tra hoạt động lữ hành ở 6 quận trọng điểm, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm. Trong tháng 6 và 7 này, chúng tôi sẽ kiểm tra bất ngờ hoạt động lữ hành ở những điểm tham quan, sân bay, cửa khẩu”. 

(Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM Lã Quốc Khánh)

TheoTrần Trâm
Thanh niên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.