Mô hình Tập đoàn dệt may: Chỉ hỗ trợ, không làm thay DN

Dệt may là ngành xuất khẩu đứng nhì, có năm đứng nhất, trên cả dầu khí nhưng thực chất Tập đoàn Dệt may không trực tiếp xuất khẩu đồng nào. Tập đoàn là một công ty đầu tư, đầu tư vào các công ty con để các công ty đó trực tiếp sản xuất, xuất khẩu. Các công ty con như Việt Tiến, May 10, Phong Phú, Nhà Bè... được toàn quyền chủ động trong nhận đơn hàng, đàm phán xuất khẩu.

Cùng được thành lập thí điểm nhưng mô hình Tập đoàn Dệt may lại được xem là kháthành công, góp phần giúp xuất khẩu của ngành có lúc vượt cả ngành dầu khí. ÔngLê Quốc Ân, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may, trao đổi với chúngtôi về mô hình này:

- Dệt may là ngành xuất khẩu đứng nhì, có năm đứng nhất, trên cả dầu khí nhưngthực chất Tập đoàn Dệt may không trực tiếp xuất khẩu đồng nào. Tập đoàn là mộtcông ty đầu tư, đầu tư vào các công ty con để các công ty đó trực tiếp sản xuất,xuất khẩu. Các công ty con như Việt Tiến, May 10, Phong Phú, Nhà Bè... được toànquyền chủ động trong nhận đơn hàng, đàm phán xuất khẩu.

Tập đoàn không can thiệp mà chỉ hỗ trợ chính sách thị trường, tác động các cơquan nhà nước ở VN và các cơ quan phía đối tác để mở rộng thị trường, tạo thuậnlợi cho doanh nghiệp con phát triển.

Như chúng tôi vừa tác động để mở cửa thị trường Nhật rộng hơn. Đối với thịtrường Hoa Kỳ cũng có tác động để không áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may VN.Tập đoàn cũng hỗ trợ nghiên cứu, đánh giá thị trường, xây dựng hình ảnh của tậpđoàn ở nước ngoài. Tóm lại, cơ chế của Tập đoàn Dệt may là hỗ trợ, tạo môitrường chứ không trực tiếp làm, không cạnh tranh với các công ty con.

Mô hình Tập đoàn dệt may: Chỉ hỗ trợ, không làm thay DN
Ông Lê Quốc Ân (Ảnh: C.V.Kình)

- Theo mô hình các tập đoàn hiện nay, nếu Tập đoàn Dệt may ôm tất cảdoanh nghiệp dệt may vào, đầu tư, rồi chi phối, theo ông, hiệu quả sẽ tăng haygiảm?

- Tập đoàn chúng tôi chỉ đầu tư vốn vào khoảng 120 công ty trong số khoảng 3.000doanh nghiệp dệt may. Chúng tôi cũng chỉ đầu tư và giữ cổ phần chi phối ở 17doanh nghiệp và nhận thấy mức độ thế là phù hợp. Còn lại chỉ đầu tư 20% trởxuống. Quyền chủ động của doanh nghiệp, tập đoàn cũng không được can thiệp.

- Vì sao tập đoàn không “ôm” vào khi có thể thâu tóm các công ty khác,giữ quyền bổ nhiệm giám đốc, sẽ có rất nhiều dự án đầu tư?

Mô hình Tập đoàn dệt may: Chỉ hỗ trợ, không làm thay DN

- Đây không phải lựa chọn của tôi, mà của ban lãnh đạo, hội đồng quản trị. Cơchế này phù hợp với đặc thù ngành dệt may. Đặc thù đó là có nhiều doanh nghiệp,mỗi doanh nghiệp làm ra một chút, tạo thành một khối lớn, không tập trung vàomột người. Ngay việc mua nguyên liệu nhiều người hỏi, thực tế Tập đoàn Dệt maycũng không đứng ra mua, mà chỉ giới thiệu các thông tin để các công ty con cóthể chọn được nguyên liệu tốt, cạnh tranh nhất. Nó không giống các đơn vị kháclà họ tập trung mua hay bán ngay tại tập đoàn, còn việc sản xuất là của công tycon.

- Vậy việc đầu tư, tập đoàn có nên làm thay các công ty con, theo ông?

- Chúng tôi có đầu tư nhưng chúng tôi chỉ đóng vai trò chủ lực ở những lĩnh vựcmà nhiều công ty tư nhân không làm, nhưng cần thiết cho sự phát triển của ngành.Như đầu tư vào bông chẳng hạn, không ai làm vì lợi nhuận thấp, nhưng chúng tôiphải đầu tư vì đó là nguyên liệu quan trọng. Hay đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp,tập đoàn đang đầu tư nhà máy để cung cấp cho ngành. Đầu tư vào dệt, nhuộm cầnvốn rất lớn, thu hồi vốn lâu. Chúng tôi chỉ đầu tư “mồi”, dẫn dắt sự phát triển.

"Tập đoàn Dệt may tất cả cán bộ cả ở trụ sở chính lẫn văn phòng trong Nam chỉ 80 người. Rất gọn. Chúng tôi cũng không kiểm tra doanh nghiệp mà làm theo đúng Luật doanh nghiệp. Nghĩa là ban kiểm soát ở doanh nghiệp họ làm, tập đoàn kiểm tra thì cũng qua người đại diện phần vốn của mình ở đó"

Ông Lê Quốc Ân

- Vậy thì tập đoàn thu được gì từ mối quan hệ với các công ty con?

- Ngành dệt may có đặc thù, có sự cạnh tranh rất mạnh cả trong và ngoài nước.Các doanh nghiệp phải có sự năng động rất cao mới tồn tại, đáp ứng được thịtrường. Theo tôi, nếu tập trung lại thì không cạnh tranh được. Muốn cạnh tranhđược, công ty con phải có sự chủ động cao. Nên nói tập đoàn không có quyền lợicũng có ý đúng, nhưng cái chính là sự phát triển của công ty con.

Quan hệ tiền bạc của Tập đoàn Dệt may với các công ty con theo đúng Luật doanhnghiệp. Nghĩa là tập đoàn đầu tư vào công ty con với tỉ lệ vốn nào thì khi côngty con làm ăn có lãi, nộp ngân sách, trích quỹ xong, tập đoàn sẽ được chia lãitheo tỉ lệ vốn góp. Tập đoàn không thể muốn chia bao nhiêu thì chia hay dùngtiền của công ty con theo ý muốn của tập đoàn.

Chống bán phá giá hàng nhập khẩu: Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động

Ngày 28-7, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương và dự án Muntrap đã tổ chức hội thảo hướng dẫn các doanh nghiệp biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo ông Trần Hữu Huỳnh - trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN, có nhiều yếu tố khiến VN khó khăn trong các vụ kiện bán phá giá và tự vệ thương mại: doanh nghiệp và hiệp hội thiếu sự gắn kết để đáp ứng đủ điều kiện đi kiện; doanh nghiệp và hiệp hội đa số thiếu kinh phí hoặc không góp kinh phí để đi kiện; doanh nghiệp VN nhỏ, thường có tâm lý thất bại ở ngành này thì nhảy sang ngành khác.

Đặc biệt, theo ông Huỳnh, VN ít khởi kiện còn do thiếu thông tin vì thông tin cần thiết chủ yếu nằm trong các cơ quan nhà nước. “Thông tin hiện tại chủ yếu phục vụ quản lý nhà nước là không đúng, mà phải phục vụ xã hội, vì vậy cần thị trường hóa thông tin” - ông Huỳnh nói. Ông cũng đề nghị Chính phủ có chương trình đào tạo 50 luật sư quốc tế ở Mỹ, đào tạo luật sư cho Chính phủ và trợ giúp cho hiệp hội, doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Bá Phú - cục phó Cục Quản lý cạnh tranh, khi VN vào Tổ chức Thương mại thế giới, Nhà nước không thể trợ cấp doanh nghiệp. Tuy nhiên, các “công cụ” đang nằm trong tay doanh nghiệp, như việc đề nghị các cơ quan nhà nước điều tra, chống bán phá giá ở VN doanh nghiệp nên tận dụng. Ông Phú khẳng định việc này “đang hoàn toàn miễn phí”.

C.V.Kình

Theo Cầm Văn Kình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.