Ngân hàng, doanh nghiệp gặp khó

Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng lãi suất cao và doanh nghiệp khó vay vốn là vì NH đang ráo riết thực hiện thông tư 13 về tỉ lệ an toàn trong hoạtđộng NH do NH Nhà nước ban hành tháng 52010, có hiệu lực từ tháng 102010.

Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng lãi suất caovà doanh nghiệp khó vay vốn là vì ngân hàng (NH) đang ráo riết thực hiệnthông tư 13 về tỉ lệ an toàn trong hoạt động NH do NH Nhà nước ban hànhtháng 5-2010, có hiệu lực từ tháng 10-2010.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân (thànhviên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia): Sẽ khó cho tăng trưởng kinhtế

Lãi suất cao, NH có vốn nhưng lạikhông cho vay được đang làm trì trệ các thị trường chứng khoán, bất động sản,doanh nghiệp không mở rộng sản xuất kinh doanh. Cộng với các khó khăn từ bênngoài tác động vào nền kinh tế, nếu không sớm điều chỉnh và có chính sách phùhợp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong những quý tới.

Ngân hàng, doanh nghiệp gặp khó
Nhiều ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng quy định của thông tư 13 (Ảnh: T.T.D.)

Những khó khăn về vốn, lãi suấtcao có nguyên nhân từ thông tư 13. Mục tiêu của thông tư này là rất tốt, chuẩnhóa các hoạt động NH, giúp hệ thống NH hoạt động bài bản và an toàn hơn. Thếnhưng các chuẩn mực này chỉ phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và NH đã pháttriển, trong khi nền kinh tế và NH tại VN chưa đáp ứng được điều này.

Đặc biệt trong thông tư 13, tạiđiều 18 có quy định NH chỉ được dùng không quá 80% vốn huy động để cho vay.

Ngân hàng, doanh nghiệp gặp khó

Tuy nhiên, điều đáng nói là NHNhà nước lại quy định vốn huy động chủ yếu từ dân cư, loại bỏ một nguồn vốn rấtquan trọng mà bấy lâu nay được xem là nguồn vốn chủ lực để các NH giảm lãi suấtcho vay, đó là tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Quy định như thếđã triệt tiêu chức năng tạo tiền (huy động vào và cho vay ra là một quá trìnhtạo tiền) của NH, một chức năng được xem là “phát minh” của các NH thương mại.

Nguồn vốn huy động không kỳ hạnthường có lãi suất rẻ, dù doanh nghiệp gửi không kỳ hạn nhưng lúc nào tiền cũngnằm trên tài khoản, nhờ vậy NH sẽ tận dụng một phần vốn này để cho vay. Nếu chỉdựa vào vốn huy động từ dân cư có lãi suất cao để cho vay thì không thể nào giảmđược lãi suất cho vay.

Áp lực chạy đua với thông tư 13

Hiện các NH đang mua nhiều trái phiếu chính phủ để chuẩn bị việc thực hiện các quy định tại thông tư 13. Theo đó, NH phải

tăng dự trữ bằng VND và cách tốt nhất là mua trái phiếu chính phủ, để khi cần có thể chuyển hóa thành vốn VND nhằm giải quyết thanh khoản.

Mặt khác, các chỉ tiêu an toàn theo quy định của NH Nhà nước hầu hết đều dựa trên nguồn vốn huy động của dân cư. Cụ thể như cho vay không quá 80% vốn huy động, không sử dụng quá 30% vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, không được sử dụng quá 20% vốn liên ngân hàng làm vốn tín dụng... Do vậy, hiện hầu hết các NH đều cố gắng đẩy mạnh huy động vốn càng nhiều càng tốt mới có thể đáp ứng được các chỉ tiêu của NH Nhà nước. Vì thế, cuộc cạnh tranh huy động vốn càng trở nên gay gắt, việc giảm lãi suất huy động càng khó khăn hơn.

Vì thế, theo tôi, nên tạm hoãn ápdụng thực hiện một số quy định tại thông tư 13, nhất là sau khi các NH cổ phầnđã tăng được vốn điều lệ lên mức 3.000 tỉ đồng như quy định của Chính phủ. Việctăng vốn điều lệ cũng là một cách để tăng tỉ lệ an toàn trong hoạt động của cácNH, mà chưa cần phải áp dụng thêm các tỉ lệ an toàn khác với yêu cầu cao hơn.

Theo tôi được biết, NH Nhà nướccũng thấy được các vấn đề phát sinh khi chuẩn bị áp dụng thông tư 13 và hướng làsẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Vấn đề quan trọng là cần sớm công bốviệc điều chỉnh này để thị trường yên tâm. Nếu chậm điều chỉnh, NH sẽ khó có thểtăng cho vay trong những tháng cuối năm.

Bà Dương Thu Hương (tổng thưký Hiệp hội NH VN): Không phải 80% mà chỉ còn 60%

Dù thông tư 13 quy định NH chỉđược dùng tối đa 80% vốn huy động để cho vay nhưng với tình hình hiện nay, consố này chỉ còn khoảng 60% bởi nhiều quy định khác của NH Nhà nước.

Lý do là NH Nhà nước quy định vốnhuy động của NH không bao gồm vốn tự có, vốn đầu tư và cả với tiền gửi không kỳhạn của các tổ chức kinh tế, kho bạc...

Trong khi tiền gửi không kỳ hạncủa các tổ chức kinh tế và kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội là nguồn vốn ổnđịnh cao hiện chiếm 15-20% tổng nguồn vốn huy động của NH.

Do vậy khi áp dụng tỉ lệ 80%, cácNH phải dự trữ thanh khoản 20%, loại trừ các nguồn vốn không kỳ hạn vì khôngđược tính vào vốn huy động thêm 18-20%, tính ra NH chỉ còn cho vay được 60% sốvốn hiện đã huy động được. Điều này sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng củacác NH từ nay đến cuối năm khi nhu cầu vay thời gian này lại tăng cao.

Chuyện riêng của NH ảnh hưởng đến người vay

Mặc dù đang vất vả để thực hiện thông tư 13 nhưng hầu hết NH đều không muốn đề cập công khai những khó khăn này, tất cả đều muốn giấu tên. Dưới dây là một số vấn đề được lãnh đạo NH thương mại nêu.

An toàn cho NH, thiệt cho người vay

Hầu hết các NH thừa nhận quy định về tỉ lệ an toàn trong hoạt động NH là việc “rất riêng” của NH, nhưng khi thực hiện lại ảnh hưởng đến cả người gửi lẫn đi vay tiền. Với người gửi, hiện nay dù Chính phủ muốn giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay nhưng người gửi vẫn được hưởng mức lãi suất cao do NH phải chạy đua huy động thêm vốn để đạt chỉ tiêu an toàn vốn. Còn với người vay, lãi suất vay vẫn cao do NH phải chịu thêm các chi phí khác phát sinh do quy định của NH Nhà nước.

Ví dụ NH cho vay 100 đồng thì phải trích lập dự phòng rủi ro chung tương ứng 0,75% trên số tiền đã cho vay này. Khi trích lập khoản tiền này cũng có nghĩa chi phí của NH đã tăng lên, vì thế NH khó lòng giảm lãi suất. Ngoài ra, trong trường hợp khoản vay bị rủi ro thì NH phải trích dự phòng cho phần rủi ro đó. Như vậy việc trích lập dự phòng trùng lắp, càng đẩy chi phí của NH lên cao.

Điều đáng nói là việc trích lập dự phòng này theo lộ trình và những tháng cuối năm phải hoàn tất, vì thế càng tạo áp lực rất lớn lên NH nên các NH khó lòng giảm mạnh lãi suất cho vay.

Tránh tạo gánh nặng cho NH

Thông tư 13 có nhiều khó khăn trong thực hiện và thực tế chỉ những người trong ngành NH mới hiểu được những khó khăn đó. Đơn cử, để đánh giá tài sản có rủi ro trước đây các NH dựa theo các yếu tố như tài sản đảm bảo và người vay vốn. Nhưng theo thông tư 13 thì hiện nay đưa ra khái niệm mới là đánh giá tài sản có rủi ro ở mục đích sử dụng vốn. Trong khi mục đích sử dụng vốn là vấn đề không thuộc về NH, do ý chí người đi vay.

Ví dụ, khách hàng A ban đầu vay tiền mua nhà để ở nhưng sau một thời gian có thể lấy nhà đó cho thuê. Nếu mục đích người đi vay thay đổi thì lập tức đánh giá là rủi ro và ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro lên đến 250%.

Cần phải đánh giá tài sản có rủi ro và quản lý chặt, nhưng vấn đề là khi thực hiện cần phân định rõ ràng trách nhiệm của người đi vay, người cho vay và không thể phụ thuộc vào ý chí của người đi vay để tránh tạo gánh nặng cho các NH.

Siết tiền vào chứng khoán, không thể làm cả gói

Theo thông tư 13, các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay các công ty chứng khoán, các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản thuộc dạng rủi ro cao vì thế NH phải trích lập dự phòng theo tỉ lệ cao.

NH Nhà Nước khi nâng hệ số an toàn lên cao nhằm hạn chế các NH đổ vốn vào hai lĩnh vực. Tuy nhiên quy định lại không sát với thực tế, dẫn đến vô lý.

Ví dụ như trong cho vay chứng khoán bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, cầm cố sổ tiết kiệm của khách hàng. Hai khoản cho vay sau là rất an toàn, NH có thể chuyển thành tiền dễ dàng và ít bị

áp lực mất giá như cổ phiếu. Thế nhưng NH Nhà nước cũng xếp cả hai khoản này vào dạng rủi ro cao như cổ phiếu và phải trích lập dự phòng rủi ro cao. Khi phải trích lập dự phòng rủi ro cao thì chẳng NH nào mặn mà cho vay. Đó là lý do góp phần đẩy thị trường bất động sản và chứng khoán vào cảnh nguội lạnh.

Theo T.S. - A.Hồng
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.