Nhu cầu mua USD lại nóng

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư hơn 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ riêng 2 tuần gần đây, nguồn tin từ nhiều ngân hàng cho biết, nguồn ngoại tệ mua được đang giảm đi

Hai tuần gần đây, các ngân hàng đều trong tìnhtrạng bán ngoại tệ ra nhiều hơn so với gom vào. Trong khi đó, tâm lý găm giữ đãkhiến doanh nghiệp tăng cường mua và ngại bán ra.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, cán cânthanh toán quốc tế thặng dư hơn 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ riêng 2 tuần gần đây,nguồn tin từ nhiều ngân hàng cho biết, nguồn ngoại tệ mua được đang giảm đi.Lãnh đạo của một ngân hàng nước ngoài tiết lộ: “Các mức giá giao dịch thực tếcủa ngân hàng và doanh nghiệp đang tiếp cận giá thị trường tự do theo nhiều cáchkhác nhau”.

Giá mua USD của các ngân hàng cũng đã chuyển động theo xu hướng tăng dần, trongkhi giá bán vẫn giữ ở mức cao nhất cho phép. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp đãcho biết mua ngoại tệ từ ngân hàng đã không còn dễ dàng nữa. 

Trong ngày 14/7, Ngân hàng Eximbank đã niêm yết giá mua USD chuyển khoản là19.092 đồng, chỉ thấp hơn giá bán 8 đồng. Trong khi đó, Ngân hàng Vietcombankniêm yết giá mua USD là 19.090 đồng, tăng 25 đồng so với một tuần trước. Giá muaUSD chuyển khoản của ACB cũng tăng thêm 5 đồng, lên mức 19.095 đồng/USD. 

Hiện nay, mức giá bán USD cao nhất mà các ngân hàng có thể bán theo quy định là19.100 đồng. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp nói họ phải mua đô la với giá caohơn giá niêm yết của ngân hàng. 

Nhu cầu mua USD lại nóng

Ông Lê Đức Thọ - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank)xác nhận lượng ngoại tệ bán ra tại ngân hàng những ngày này tăng hơn trước trongkhi phần thu gom vào lại giảm đi. 

Không công bố số liệu cụ thể, song ông Thọ lý giải khi giá có xu hướng đi lên,thị trường thường xuất hiện tâm lý găm giữ ngoại tệ. Khách hàng mua ngoại tệthời gian này một phần là phục vụ nhu cầu thanh toán bình thường, nhưng một phầnmua để trả nợ cho khoản đã vay ngân hàng trước đây.

Theo phân tích của ông Thọ, xét về tổng thể, cán cân thanh toán quốc tế của ViệtNam đang thặng dư, đủ để bù đắp các nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, vào một sốthời điểm nhất định, do cộng hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, cung cầu khônggặp nhau khiến giá biến động. Hiện tại, nhu cầu mua đôla của doanh nghiệp nhiềuhơn so với phần bán ra cho ngân hàng.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ (chủyếu là USD) 6 tháng đầu năm của các ngân hàng trên địa bàn ước tăng 22,2% so vớicuối năm 2009, cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng bằng tiền đồng chỉ là1,6%.

Nhu cầu mua USD lại nóng

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng siết chặt hơnviệc cho vay ngoại tệ từ đầu tháng 7, và việc này đã được một số ngân hàng thựchiện, khiến việc vay ngoại tệ của các doanh nghiệp, kế cả doanh nghiệp nhậpnguyên liệu để sản xuất cũng trở nên khó khăn. 

Trong bản báo cáo đưa ra ngày 12/7, các chuyên gia của Ngân hàng HSBC đã cảnhbáo rằng áp lực giảm giá lên đồng nội tệ sẽ tăng lên dần trong quí 3/2010. 

Mặc dù tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD trên thị trường giao ngay và thị trườngmua bán kỳ hạn không cao trong hai tháng 5 và 6, nhưng nó đã bắt đầu tăng trởlại trong vài tuần gần đây. “Nếu xu hướng này tiếp tục, tỷ giá đồng Việt Nam vàUSD sẽ phải tăng cao hơn so với biên độ được phép”, theoo báo cáo của HSBC. 

Theo HSBC, lý do là nhu cầu về USD sẽ tăng khi các khoản vay ngoại tệ đến thờiđiểm đáo hạn. Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại lớn cũng là nhân tố tác động đếntỷ giá đồng Việt Nam và USD.

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.