Phạt phải đủ sức răn đe

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, còn rất nhiều bất cập. Bất cập không chỉ ở chỗ có quá nhiều quy định, đôi khi mâu thuẫn nhau, khó thực hiện, mà còn ở mức độ xử phạt và sự phân biệt các đối tượng, thành phần. Riêng về mức phạt hành chính, tôi cho rằng có mức phạt quá nặng, có mức quá nhẹ

Việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông vừaqua theo đánh giá bước đầu nhiều vi phạm đã giảm hẳn. Từ kinh nghiệm này, cóý kiến cho rằng với các vi phạm trong lĩnh vực kinh tế như hàng giả, hàngkém chất lượng... cũng phải tăng mức phạt. Trao đổi với chúng tôi, chuyêngia luật kinh tế Cao Bá Khoát nói:

- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính,đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, còn rất nhiều bất cập. Bất cập không chỉ ở chỗcó quá nhiều quy định, đôi khi mâu thuẫn nhau, khó thực hiện, mà còn ở mức độ xửphạt và sự phân biệt các đối tượng, thành phần. Riêng về mức phạt hành chính,tôi cho rằng có mức phạt quá nặng, có mức quá nhẹ. Điều đáng suy nghĩ là mứcphạt đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, thường nhẹ.

- Từ mức xử phạt vi phạm giaothông, ông nghĩ gì về mức phạt mà dư luận đang rất quan tâm: mức tối đa 30-40triệu đồng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm?

- Theo tôi, mức phạt đó có vấn đề. Kinhdoanh xăng dầu không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không chấp hành quyđịnh về thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh tăng giá liên tiếp, gắnthiết bị nhằm đong thiếu xăng dầu... mà mức phạt chỉ 30-40 triệu đồng là quáthấp.

Nhiều lĩnh vực khác như làm hàng kém chất lượng, buôn lậu, vi phạm vệ sinhan toàn thực phẩm... cũng cần phải xem lại mức phạt. Chúng ta không nói mọidoanh nghiệp đều xấu, nhưng nếu việc vi phạm có thể đem lại lợi nhuận 100 triệuđồng mà xử phạt chỉ 30-40 triệu đồng thì lúc nào đó có người sẽ chủ động vi phạm.

Phạt phải đủ sức răn đe

Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu, mức phạt cao nhất chỉ 30-40 triệu đồng

- Nhưng mứcphạt cho doanh nghiệp xăng dầu hay một số hành vi khác như an toàn vệ sinh thựcphẩm, hàng giả... được giải thích đang dựa trên pháp lệnh xử phạt vi phạm hànhchính. Theo ông nên xử lý thế nào?

- Đây chính là những bất cập dây chuyềnhay thấy trong luật pháp VN. Trong pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính sửa đổinăm 2008 có quy định: “Phạt tiền tối đa đến 30 triệu đồng với hành vi vi phạmhành chính trong các lĩnh vực an ninh, trật tự, đo lường, chất lượng sản phẩmhàng hóa...”; “Phạt tiền tối đa đến 40 triệu đồng cho hành vi vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực văn hóa - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; y tế;giá; điện lực...”.

Dự thảo nghị định của Bộ Công thương chỉđưa ra mức phạt tối đa 30-40 triệu đồng là vì thế. Ví dụ về xăng dầu, tôi thấytrong pháp lệnh cho phép “Phạt tiền tối đa đến 70 triệu đồng với hành vi vi phạmhành chính trong các lĩnh vực thương mại; phí, lệ phí, kinh doanh bảo hiểm...”nhưng không hiểu sao Bộ Công thương không dùng đến mức này.

Cách giải quyết, theo tôi, với quy địnhhiện nay cứ ba năm phải đánh giá, xem xét lại các văn bản quy phạm pháp luật đểsửa đổi thì pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính là một trong những pháp lệnhcần sửa đầu tiên.

Rõ ràng với biến động lạm phát và phát triển kinh tế, mức phạt30 triệu đồng ngày trước có thể lớn, tương đương trên 2 lượng vàng, nay chỉ đượchơn 1 lượng. Người dân vi phạm Luật giao thông đã được điều chỉnh tăng mức phạtlên mấy lần còn được, những vi phạm ảnh hưởng lớn tới xã hội, sức khỏe người dâncó gì mà không sửa được!

#

Ông Cao Bá Khoát

"Phạt không đủ răn đe là một lý do chính khiến nhiều lĩnh vực ở VN lộn xộn. Việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 34/2010 cho thấy vấn đề không phải “người Việt đi kiểu ấy” mà là lề lối, sự nghiêm minh của pháp luật như thế nào"

Ông Cao Bá Khoát

- Liệu có hay không mức phạt nhẹ hay nặngcòn tùy lĩnh vực người ta có muốn làm không và đối tượng như thế nào?

- Theo tôi, trong mức và cách phạt hiệnnay, người dân, doanh nghiệp nhỏ dễ bị phạt và phạt rất nặng. Như người gánhhàng rong yếu thế đôi khi bị xử phạt rất đáng sợ. Người ta có thể quăng cả gánhhàng của họ đi, vứt hàng lên xe, đôi khi có cả hành vi rất vô văn hóa. Với nhữngngười này, chỉ cần mất một gánh hàng hay bị xử phạt 50.000 đồng thôi có thể đãmất hết vốn. Doanh nghiệp lớn thì trước khi phạt người ta còn nhìn ngó.

Qua tham gia góp ý nhiều dự thảo luật,tôi thấy trong tư duy của các nhà làm luật vẫn có người cho rằng các doanhnghiệp nhà nước cũng chính là Nhà nước nên không phạt nặng. Đây là tư duy nguyhiểm. Với nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu, tôikhông khẳng định mức phạt nhẹ vì đó là doanh nghiệp nhà nước, nhưng rõ ràng mứcphạt quá nhẹ.

- Vậy theo ông, tư duy xử lý các hành vivi phạm có thể gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng như trong xăng dầu thì nênnhư thế nào?

- Tôi nghĩ không chỉ xăng dầu mà cách đưara mức phạt nói chung không thể theo cách hiện nay được. Không nên cứ ngồi bàngiấy nghĩ ra mức phạt và thống nhất khi các mức phạt đó “vừa phải” “có vẻ ổn” làđược. Cần có nghiên cứu rất cụ thể về các đối tượng phạt để mức phạt đủ răn đe.Như đã nói, với người bán hàng rong, phạt 50.000-100.000 đồng/lần có thể là lớnrồi nhưng với các doanh nghiệp 100 triệu đồng chưa chắc đã làm họ sợ.

Cần tính toán mức phạt trên tác động, gâythiệt hại, ảnh hưởng xấu đến xã hội của hành vi vi phạm, chi phí để đi bắt, phạtcủa cơ quan nhà nước... Có nước phạt trên doanh thu của doanh nghiệp vi phạmnhưng ở VN rất khó xác định điều này.

Cách dễ hơn mà tôi thấy VN đã làm lànghiên cứu để có thể phạt gấp đôi, thậm chí gấp 5-10 lần số tiền thu lợi bấtchính từ hành vi vi phạm. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính nên được sửa theohướng này, không nên đưa ra con số quá cụ thể, dù đó là 100 hay 500 triệu đồngvì các con số rất dễ lỗi thời, cứ đưa ra là lại phải sửa.

Theo Cầm Văn Kình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.