Quốc hội “soi” sốt đất ăn theo quy hoạch chung

Kỳ họp thường kỳ tháng 4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo từ cơ quan lập đồ án (Bộ Xây dựng) và “nhắm” nhiều nội dung sẽ đưa ra thảo luận trong kỳ họp thứ 7 này.

Giải pháp điều chỉnh tình hình đột biến bất động sản “ăn” lan các trục giaothông, vị trí “nhắm” đặt trung tâm hành chính quốc gia theo đồ án quy hoạchchung Hà Nội là nội dung “cập nhật” nhất sẽ đưa ra Quốc hội xem xét trong kỳhọp thứ 7.

Tính kế chặn đột biến bất động sản

Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn dẫn Nghị quyết về mở rộng địagiới hành chính Thủ đô (năm 2008) về việc giao Chính phủ chỉ đạo xây dựng đồán quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

Theo đó, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất chỉ đạo việc làm đồ án phải lấyý kiến nhân dân cả nước và báo cáo Quốc hội.

Kỳ họp thường kỳ tháng 4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáotừ cơ quan lập đồ án (Bộ Xây dựng) và “nhắm” nhiều nội dung sẽ đưa ra thảoluận trong kỳ họp thứ 7 này.

Đánh giá khá cao chất lượng đồ án nhưng Ủy ban Thường vụ vẫn yêu cầu đánhgiá lại thực trạng công tác quy hoạch của Hà Nội từ thời điểm thực hiện bảnquy hoạch năm 1998. Đồ án mới lập của liên danh quốc tế PPJ theo đó có độ “vênh”,cần so lại với điều kiện kinh tế xã hội ở một số khu vực cũ của Hà Nội, HàTây.

Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cũng lưu ý, Việt Nam có một bề dày lịch sử, cótruyền thống vẻ vang, bản sắc văn hóa đậm đà. Hà Nội lại có vị trí địa chínhtrị, kinh tế quan trọng với cả nước và khu vực. Tất cả những đặc điểm nàychưa được xem xét xác đáng trong bản đồ án báo cáo.

Quốc hội “soi” sốt đất ăn theo quy hoạch chung

Giá đất nhiều khu vực phía Tây, chạy theo trục Thăng Long, Láng - Hòa Lạc vừa có đợt tăng chóng mặt

Vị trí trung tâm hành chính quốc gia tại chân núi Ba Vì sẽ là một nội dunghướng tới thảo luận, lấy ý kiến của các đại biểu. Theo đó, phương án để dànhquỹ đất dự phòng để chuyển các cơ quan Chính phủ lên khu vực Ba Vì, tách rờitrung tâm chính trị Ba Đình của đơn vị lập đồ án sẽ được xét lại tính hợp lý,khả thi.

Ông Đàn nhấn mạnh vấn đề quy mô và điều kiện tài chính cho đầu tư phát triểnhạ tầng dự án. Số vốn 90 tỷ USD ước tính cần “mổ xẻ” để vừa thực hiện đúngquy định, phát triển hạ tầng hiệu quả cho thủ đô nhưng cũng không “lạm” phầnđầu tư phát triển của các tỉnh thành, địa phương khác.

Nội dung “cập nhật” nhất được chuẩn bị để đưa ra Quốc hội thảo luận là địnhhướng để điều chỉnh tình hình đột biến bất động sản “ăn theo” đồ án quyhoạch chung. Hiện tượng sốt đất quanh khu vực các trục giao thông lớn nhưLáng - Hòa Lạc, trục Thăng Long hay địa điểm “dự trữ” trung tâm hành chínhquốc gia gần đây sẽ được xem xét, ngăn chặn.

Trả lời câu hỏi về tính hiệu lực của lần thảo luận tại Quốc hội này, ông Đànkhẳng định, nếu đa số các đại biểu thấy đồ án chưa đảm bảo, Quốc hội sẽ thamgia ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, theo luật định, Quốc hội không quyếtđịnh quy hoạch này, thẩm quyền thuộc Thủ tướng.

Xét “hình hài” dự án đường sắt 300 km/h Bắc- Nam

Số vốn đầu tư vượt 35.000 tỷ đồng, dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - TPHCMthuộc diện dự án quan trọng quốc gia sẽ được báo cáo Quốc hội xem xét chủtrương đầu tư trong kỳ họp thứ 7 này.

Chính phủ đã “lên hình” 4 phương án cho tuyến đường sắt quốc gia. Phương ánmở rộng tuyến đường đơn, khổ 1 mét hiện tại thành đường khổ 1,4 mét bị đánhgiá là không khả thi và hiệu quả thấp vì nhiều tính chất kỹ thuật khác nhau,không đáp ứng nhu cầu vận tải.

Quốc hội “soi” sốt đất ăn theo quy hoạch chung
Phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ 300 km/h đã nhận được nhiều "gật đầu"

Phương án nâng cấp tuyến đường hiện tại thành đường đôi, khổ 1,4 mét với tốcđộ 200 km/h (tương đương thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TPHCM rút xuống còn10 giờ) có nhược điểm là khi thi công sẽ đình trệ toàn bộ tuyến đường hiệntại, không kinh tế và gây ùn tắc giao thông trục Bắc - Nam.

Phương án nâng cấp tuyến đường hiện tại để đáp ứng nhu cầu trước mắt đồngthời xây dựng mới tuyến đường đôi, khổ 1,4 mét với tốc tộc 200 km/h đảm bảođược nhu cầu vận tải khách địa phương và hàng hóa nhưng khi hình thành tuyếnmới lại không đạt mục tiêu vận tải khách tốc độ cao.

Phương án khả thi nhất được xét là nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại đồngthời xây dựng mới tuyến đường tốc độ 300 km/h (vận tốc thiết kế 350 km/h)chuyên chờ khách. Chính phủ đã đề nghị lựa chọn phương án cuối và nhận đượcsự tán thành của UB khoa học công nghệ và môi trường (cơ quan thẩm tra dựán) tuy nhiên vẫn buộc phải làm rõ hướng xử lý với tuyến đường cũ sau khituyến mới đưa vào khai thác.

Quy hoạch cụ thể 2 ga đầu cuối tuyến dự kiến cũng sẽ là vấn đề gây tranhluận khi chưa được đề cập về quy mô, diện tích, khả năng đấu nối với cácloại phương tiện khác trong đô thị.

Quốc hội cũng sẽ hướng tới chất vấn tính khả thi của việc đồng bộ hóa vớicác tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, TPHCM - Cần Thơ - Cà Mau, đường sắt xuyên Áđang triển khai. Gia thành đầu tư, dự toán vốn, phương thức huy động, khảnăng cân đối nợ quốc gia… cũng sẽ được xem xét trong phiên họp tổng thể tạihội trường.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII sẽ khai mạc 20/5 tới, dự kiến kéo dài tới 19/6. Trong thời gian 1 tháng làm việc, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác.

Có 3 dự luật Chính phủ xin rút khỏi chương trình vào phút cuối là Luật thủ đô, Luật biển Việt Nam, Luật đầu tư công do chưa chuẩn bị đầy đủ, cần thêm thời gian hoàn thiện. Không hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan soạn thảo sẽ bị xem xét kiểm điểm trước Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội.

Theo P.Thảo
Quốc hội “soi” sốt đất ăn theo quy hoạch chung



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.