Tắc vốn, ngân hàng và doanh nghiệp cùng kêu

Nhiều người muốn vay vốn ngânhàng (NH) đang lên ruột vì họ đã tính toán chuyện làm ăn trên cơ sở hứa cho vaynhưng nay thì NH lại lắc đầu. Có nhiều lý do, trong đó NH ngại cho vay vì lãisuất cho vay quá thấp.

Nhiều người muốn vay vốn ngânhàng (NH) đang lên ruột vì họ đã tính toán chuyện làm ăn trên cơ sở hứa cho vaynhưng nay thì NH lại lắc đầu. Có nhiều lý do, trong đó NH ngại cho vay vì lãisuất cho vay quá thấp.

NH cho biết đã trả lãi huy động10,5%/năm, chi phí cho vay 3%, lãi suất cho vay phải 14-15% mới đủ sở hụi. Trongkhi đó, NH Nhà nước quy định chỉ được cho vay tối đa 12%/năm nên NH khó cho vay.

Hứa nhưng không cho vay

Ông X., giám đốc công ty xây dựng,cho biết vừa đáo hạn khoản vay 4 tỉ đồng, NH hứa sẽ cho vay trở lại nhưng lạikhông giữ lời hứa. Ông cho biết khoản vay lại chỉ bằng 1/4 khoản nợ vừa trảnhưng cũng không được vay.

Một công ty quảng cáo được một NHcổ phần lớn chấp thuận cho vay để mua xe phục vụ kinh doanh, doanh nghiệp trảtrước 30% giá trị xe. Do NH chấp thuận cho vay nên bên bán xe đã hoàn tất thủtục đăng ký xe cho bên mua.

Tuy nhiên sau đó NH lại báo khôngđủ điều kiện để vay, buộc doanh nghiệp phải thanh lý xe để thanh toán nợ còn lạicho bên bán xe, chịu thiệt hàng trăm triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp cho biết dothời điểm cuối năm, nhu cầu vốn để thanh toán nợ, tiền lương, thưởng tăng cao,do vậy việc NH từ chối cho vay ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh.

Tắc vốn, ngân hàng và doanh nghiệp cùng kêu

Diễn biến lãi suất trong thời gian gần đây - Đồ họa: V.Cường

Để có vốn, có doanh nghiệpnhỏ phải vay tại thị trường chợ đen với lãi suất lên đến 5%/tháng (60%/năm).Một số khác chấp nhận vay vốn của NH với rất nhiều điều khoản thiệt thòi.Như giám đốc một công ty điện tử tại Bình Chánh (TP.HCM) cho biết vay vốnVND nhưng NH lại giải ngân bằng vàng.

Vay 3 tỉ đồng, NH căn cứ vào giávàng ngày 29-1 là 26,43 triệu đồng/lượng để giải ngân bằng vàng nhưng tính lãisuất đến 18%/năm. Vay vốn theo dạng này doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép do chịuchênh lệch khi bán/mua vàng. Để giảm bớt rủi ro khi giá vàng biến động, NH chovay chưa đến 30% giá trị tài sản thế chấp. Một số NH thì lách trần lãi suất bằngcách chuyển hồ sơ vay của doanh nghiệp sang vay dưới dạng cá nhân để được thỏathuận lãi suất, lên đến 18%/năm, có trường hợp 20%/năm.

Vì sao không cho vay?

Thực trạng tắc vốn đã được nhiềuNH nêu ra tại cuộc họp tổng kết ngành NH trên địa bàn TP.HCM. Đại diện một số NHkhẳng định hoạt động cho vay bị thu hẹp do lãi suất đầu vào tăng trong khi đầura lại không được tăng.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh - giám đốcAgribank chi nhánh TP.HCM - cho biết vốn huy động không nhiều. Với trần lãi suấthuy động 10,5%/năm, để tương ứng với trần lãi suất cho vay 12%/năm thì tiết kiệmkhông thể cạnh tranh với các kênh đầu tư khác. Ông Lê Văn Phú, phó tổng giám đốcIndovina Bank, cho biết NH chủ trương hạn chế cho vay do tình hình huy động vốnkhông còn được như trước, đặc biệt là khi thị trường đang tồn tại tình trạng haigiá, ngoài mức trần đã quy định trong huy động và cho vay.

Tình trạng khép cửa cho vay ngàycàng phổ biến khi một số NH chuyển sang thu phí để lách trần lãi suất đã bị“thổi còi”. Theo một số NH, thực chất phí cũng là lãi suất, vì lãi suất bị khốngchế nên phải né qua phí. Cấm thu thì NH bán vốn không thu đủ chi phí, nên tốtnhất là giảm bớt cho vay.

Ngoài lý do lãi suất không hợp lýcòn có nguyên nhân NH đã cho vay quá nhiều, vượt cả vốn huy động của dân vàdoanh nghiệp, phần cho vay vượt chủ yếu là đi vay từ các NH bạn, vì thế nay phảithu hồi dần để trả nợ.

Ở những NH lớn, có nguồn vốn dồidào, do lãi suất cho vay không còn hấp dẫn, có thời điểm thay vì cho doanhnghiệp và người dân vay đã chuyển sang cho vay trên thị trường liên NH để giảmthiểu rủi ro mà có lãi chấp nhận được.

Khẩu vị rủi ro

Bỏ trần lãi suất đâu khó

Nhiều chuyên gia NH nói rằng không cần đến sửa luật, có thể vận dụng nghị quyết 30 của Chính phủ như đã áp dụng với trường hợp vay tiêu dùng để mở rộng phạm vi cho vay thỏa thuận. Bởi vì nghị quyết Chính phủ cho phép áp dụng với các dự án hiệu quả chứ không thu hẹp trong cho vay tiêu dùng. Các chuyên gia này cho rằng cả NH và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, thêm khó nếu chờ đến khi sửa luật.

Nhiều NH nói rằng việc kéo dàitrần lãi suất đang khiến nguồn lực xã hội bị phân bổ không hợp lý. Khi cho vaytheo trần lãi suất 12%/năm, khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay quánhỏ nên NH phải cho vay ở mức cao nhất cho tất cả các khách hàng. Như vậy, khôngcòn chính sách ưu đãi cho khách hàng tốt hoặc ngành hàng ưu tiên. Thay vào đó,NH sẽ tập trung cho vay tiêu dùng vì được áp dụng lãi suất thỏa thuận, vì thế dưnợ cho vay tiêu dùng tăng mạnh.

Một lãnh đạo NH cổ phần nói rằngviệc áp dụng một mức lãi suất cho vay khiến NH không thể định hướng dòng vốn cólợi cho mục tiêu phát triển kinh tế. Trên thực tế, mỗi ngành nghề kinh doanh cómức độ rủi ro khác nhau, buôn bán có lãi cao hơn sản xuất. Vì thế, lãi suất chovay kinh doanh phải cao hơn và đó là chính sách mà tất cả các NH đều áp dụng.Những đơn vị lớn như Vinamilk, Công ty CP cơ điện lạnh REE... thì không thể chovay theo lãi suất trần 12%, phải ưu tiên lãi suất dưới 10%/năm.

Thế nhưng, hiện nay NH khó thựchiện ưu đãi này vì không thể lấy cái cao bù cái thấp. Nếu trả lại quyền địnhđoạt lãi suất, NH sẽ cho vay tiêu dùng, nhập khẩu hàng tiêu dùng thật cao, lấylãi cao để bù đắp rủi ro và cho vay sản xuất với lãi suất thấp.

Ông Trần Văn Vĩnh, tổng giám đốcNH Phương Đông, nói việc duy trì trần lãi suất 12%/năm là đánh đồng lãi suất chovay sẽ khuyến khích khách hàng có độ rủi ro cao đi vay nhiều hơn.

Vướng do luật

* Trước tháng 6-2008, NH cho vay theo lãi suất thỏa thuận, dù có Luật dân sự và Luật NH Nhà nước.

* Tháng 6-2008, do lạm phát cao, NH Nhà nước bãi bỏ cho vay theo thỏa thuận, áp dụng cho vay theo quy định của Luật dân sự và Luật NH Nhà nước là không quá 150% lãi suất cơ bản. Trần lãi suất là biện pháp hành chính, nhưng ở thời điểm năm 2008 và đầu năm 2009, đã giúp giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp. Dù có trần lãi suất nhưng có lúc lãi suất vay vốn lên đến 21%/năm. Sau đó, NH Nhà nước đã liên tục giảm lãi suất cơ bản, kéo trần lãi suất cho vay xuống chỉ còn 10,5%/năm.

* Cuối năm 2008, thấy được tồn tại của trần lãi suất, Chính phủ đã cho phép NH được cho vay theo lãi suất thỏa thuận những dự án hiệu quả và NH Nhà nước đã cho thực hiện với trường hợp vay tiêu dùng.

* Gần đây, NH Nhà nước đã đề nghị sửa luật để giải phóng vốn nhưng tiến độ không như mong muốn. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết đã kiến nghị lên Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sớm xử lý.

Theo T.Sơn -A.Hồng
Tắc vốn, ngân hàng và doanh nghiệp cùng kêu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.