Thống đốc NHNN: “Chính sách tiền tệ đang đúng hướng”

Trước những bàn luận về trần lãi suất, về hoạt động mua vào ngoại tệ, longại khi huy động vốn VND sụt giảm…, chiều 265, Thống đốc Ngân hàng Nhànước chính thức có ý kiến.

Trước những bàn luận về trần lãi suất, về hoạt động mua vào ngoại tệ, longại khi huy động vốn VND sụt giảm…, chiều 26/5, Thống đốc Ngân hàng Nhànước chính thức có ý kiến.

Thưa Thống đốc, hiện đang có lo ngại huy động VND bị giảm, Thống đốc nóigì về vấn đề này?

Tới ngày 23/5 so với cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn hệthống ngân hàng tăng 1,48%. Trong đó, tốc độ huy động vốn VND giảm 2,75%nhưng tốc độ huy động ngoại tệ tăng 18,84%.

Tuy nhiên, vốn huy động VND giảm nhưng chủ yếu ở khu vực tổ chức kinh tế vớisố tuyệt đối 156.700 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng, khi lãi suất tăng cao, baogiờ doanh nghiệp cũng rút tiền ra để sản xuất kinh doanh. Điều này là hoàntoàn lành mạnh. Vì nhờ đó, giá thành sản xuất giảm, thanh khoản nền kinh tếđược cải thiện và góp phần làm giảm hệ số nở tiền trong nền kinh tế.

Ngược lại, tiền gửi dân cư tăng tới 11,84%; trong đó, VND tăng 107.300 tỷđồng, tương ứng 11,39% và tiền gửi ngoại tệ tăng 8,63%.

Như thế, chính sách giảm tổng cầu và các giải pháp điều hành về lãi suất, tỷgiá đang có hiệu ứng tích cực, ở chỗ: dòng tiền gửi từ dân cư đang chảy mạnhvào hệ thống ngân hàng. Thử hình dung, nếu số tiền 107.300 tỷ đồng nói trêntiếp tục ngoài hệ thống ngân hàng thì chúng sẽ tấn công và tác động xấu đếngiá cả hàng hóa như thế nào.

Còn một số liệu quan trọng nữa là đến ngày 25/5/2011 so với 30/4/2011, tiềngửi ngoại tệ của dân cư giảm 2,89%, điều đó cho thấy một bộ phận lớn dânchúng đã bán mạnh ngoại tệ cho ngân hàng.

Tóm lại, tiền gửi tổ chức kinh tế giảm nhưng lại tăng thanh khoản cho nềnkinh tế, trong khi tiền gửi dân cư tăng, điều đó cho thấy diễn biến thịtrường đã và đang đi đúng ý đồ điều hành của Chính phủ.

Còn về tín dụng thì sao, thưa Thống đốc?

Cũng so với cuối 2010 thì tính đến 23/5/2011, tổng dư nợ tín dụng tăng 6,2%.Trong đó, VND tăng 2,59%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,9%. Khối lượng tín dụngtăng ròng cho nền kinh tế đạt 135.800 tỷ đồng, sau gần 5 tháng, mức tăng nàyđạt khoảng 33% so với dự kiến khối lượng tín dụng cả năm nay. Mức tăng nàyhoàn toàn an toàn và nằm trong tầm kiểm soát.

Có một vấn đề ở đây, hẳn mọi người sẽ phân vân rằng: huy động VND giảm 2,75%thì lấy đâu ra tiền để tín dụng VND tăng 2,59%. Thực ra, nguồn vốn của ngânhàng không chỉ phụ thuộc vào huy động thị trường 1, họ còn có nhiều kênh vốnkhác nên tín dụng vẫn tăng cao hơn huy động là điều bình thường.

Tôi thấy mừng vì Chính phủ kiên quyết đi theo Nghị quyết 11. Thủ tướng cónói với tôi rằng, nếu ngân hàng nào vượt tăng trưởng tín dụng 20% thì phảixử lý ngay. Chúng tôi đang làm và chờ tổng hợp để giải quyết cùng một lúc.Hiện có 14 ngân hàng vượt trần sẽ bị xử lý.

Thống đốc NHNN: “Chính sách tiền tệ đang đúng hướng”
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu

Nhưng mức tăng nói trên có dồn về cho khu vực sản xuất như mong muốn củaChính phủ hay không?

Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì phải tập trung tín dụng cho khu vực sảnxuất, đặc biệt là cho vay nông nghiệp - nông thôn và xuất khẩu. Hiện tại,tăng trưởng tín dụng khu vực này đang đạt 22,2%, so với mức tăng chung thìcao hơn 3,5 lần.

Trong khi đó, xét về cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng phi sản xuất hiện giảmđược 1,92% và so với mức 18,87% cuối 2010, cơ cấu tín dụng phi sản xuất hiệnnay là 16,95%. Tôi nghĩ, từ nay đến cuối 2011, toàn ngành có thể đưa tỷtrọng tín dụng phi sản xuất về mục tiêu 16% như mong muốn của Chính phủ.

Tôi cũng muốn nói thêm, tới ngày 24/5/2011, có một số tổ chức tín dụng vẫnđể tỷ trọng dư nợ phi sản xuất/tổng dư nợ còn cao, chẳng hạn: Ngân hàngThương mại Cổ phần Phương Tây 24%, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt NamThương tín 26%. Tôi đã có chỉ đạo thanh tra hai ngân hàng này.

Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á cũng có dư nợ tín dụng phi sảnxuất là 20%. Như vậy, 3 ngân hàng này chưa thực hiện đúng tinh thần chỉ đạocủa Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Riêng một số ngân hàng nước ngoài có tỷ trọng tín dụng phi sản xuất cao cóđề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vượt chỉ tiêu với lý do là quy mô nhỏ,mức tăng của họ không ảnh hưởng đến thị trường nhưng Ngân hàng Nhà nước kiênquyết không đồng ý. Bởi lẽ, đã ban hành chính sách thì tất cả phải thực hiệnnhư nhau, không phân biệt. Quy mô lớn thì hoạt động lớn, quy mô nhỏ thì hoạtđộng nhỏ, không phải vì nhỏ mà có thể vượt quá tỷ lệ Ngân hàng Nhà nước chophép.

Hơn nữa, trong điều kiện Nhà nước đã có những quy định áp dụng chung cho cảhệ thống thì tất cả phải nhất quán thực hiện, không có cá biệt. Rất có thể,khi thực hiện nghiêm túc thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng nhưngtrong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, mọi thành phần trong nền kinh tếphải chung vai chia sẻ.

Hiện tại, nhiều tổ chức tín dụng xé rào lãi suất huy động 14%, Ngân hàng Nhànước có ý kiến gì?

Khi vi phạm thì phải xử lý và kỷ luật nghiêm, Ngân hàng Nhà nước không thểnương nhẹ với biểu hiện này. Những chi nhánh ngân hàng thương mại nào viphạm nếu Ngân hàng Nhà nước phát hiện sẽ kỷ luật giám đốc chi nhánh, thậmchí xem xét tới việc dừng hoạt động chi nhánh đó. Khi đất nước khó khăn thìnên giảm bớt lợi nhuận, thậm chí phải “đồng cam cộng khổ”, đừng vin vào cớlạm phát cao để làm loạn thị trường và gây ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội.

Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luậtvà báo chí để phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạmnói trên.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung xử lý một vụ việc phi phạm xérào lãi suất tại Tp.HCM, khi nào xong, chúng tôi sẽ công bố công khai.

Hiện xôn xao thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ khống chế trần lãi suất chovay, Thống đốc nói gì về vấn đề này?

Cũng có ý kiến về vấn đề này nhưng đã có chủ trương, chính sách gì đâu? Đừngnghĩ quy định trần lãi suất cho vay thì dễ quản lý nhờ vào “tố cáo” củakhách hàng!

Thực tiễn cuộc sống không đơn giản như vậy. Bởi lẽ, khi cung tín dụng dưthừa thì có thể làm như thế nhưng cung đang thiếu thì làm thế sao được? Hơnnữa, tố cáo được một ông thì cả trăm ông không được vay đâu. Thế rồi ngânhàng không cho doanh nghiệp vay mà mang tiền đi làm đủ chuyện: bán vốn chonhau, mua bán ngoại tệ, mua giấy tờ có giá và cuối cùng thì tín dụng khôngđi vào nền kinh tế, hóa ra lợi bất cập hại.

Mới đây, thị trường xôn xao thông tin Ngân hàng Nhà nước mua 1 tỷ USD, cungra thị trường khoảng 20 nghìn tỷ đồng vì thế, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽphát hành tín phiếu bắt buộc để hút số tiền này về. Thống đốc giải thích nhưthế nào?

Ngân hàng Nhà nước mua bán ngoại tệ như thế nào, giá cả, số lượng ra sao lànghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Không phải Ngân hàng Nhà nước làm cái gìlà cứ công bố tất thảy được.

Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trên thị trường ngoại tệ, đã cho thấychúng tôi đang điều hành chính sách ngoại hối đúng hướng và điều này nằmtrong cả gói chính sách quản lý từ quản lý thị trường vàng, ngoại tệ đến lãisuất. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương phát hành tín phiếubắt buộc.

Theo NguyễnHoài
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.