Tiếp sức hàng Việt: “Đấu” với hàng Thái trên đất Lào

Chợ Sáng (Tà Lạt Sao), trung tâm thương mại lớn nhấttại thủ đô Vientiane của Lào, nhộn nhịp hẳn trong những ngày đầu năm. Nhữngchuyến xe chất đầy hàng như áo quần, giày dép, văn phòng phẩm, thực phẩm... từVN đổ dồn về đây.

Chợ Sáng (Tà Lạt Sao), trungtâm thương mại lớn nhất tại thủ đô Vientiane của Lào, nhộn nhịp hẳn trong nhữngngày đầu năm. Những chuyến xe chất đầy hàng như áo quần, giày dép, văn phòngphẩm, thực phẩm... từ Việt Nam đổ dồn về đây.

Từ chợ Sáng, hàng Việt được phânphối khắp các tỉnh, thành phố lớn tại Lào. Chưa bao giờ hàng Việt tại Lào phồnthịnh như ngày nay.

Cạnh tranh với hàng Thái

Cửa hàng kinh doanh nệm Kymdantrên đường Dongphalang (Vientiane), con đường buôn bán sầm uất nhất tại Lào,chật kín khách những ngày đầu năm. Chị Vũ Thị Kiều Hạnh - nhân viên kinh doanhcủa Kymdan tại Lào - tất bật bốc xếp, ghi toa, đóng gói hàng cho khách.

Gần támnăm từ ngày hàng loạt văn phòng đại diện của các công ty lớn tại Việt Nam xuấthiện trên đường này, chưa bao giờ lượng khách đến tham quan, mua sắm đông đúcnhư vậy. Chị Hạnh cho hay: “Nệm cao su là mặt hàng độc quyền của Kymdan tại Làovì hàng Thái Lan hầu như không có loại này. Dù giá khá cao nhưng người tiêu dùngtại Lào vẫn chấp nhận vì chất lượng vượt trội so với nệm lò xo, nệm xơ dừa củaThái”.

Không có chi nhánh tại Lào nhưnghiện tại hàng trăm tấm nệm lò xo đã được Công ty nệm Vạn Thành tại Đà Nẵng xuấtsang Thái Lan qua một nhà phân phối trung gian ở Savannakhet. Ông Phan Văn Phúc- giám đốc nệm Vạn Thành tại Đà Nẵng - cho biết ngoài chất lượng thì giá cả nệmVạn Thành có thể cạnh tranh ngang ngửa, thậm chí đánh bật hàng Thái ngay trênđất Lào.

Tiếp sức hàng Việt: “Đấu” với hàng Thái trên đất Lào
Một tiệm bán văn phòng phẩm tại TP Vientiane, văn phòng phẩm của VN hiện chiếm thị phần khá lớn tại Lào (Ảnh: Tấn Vũ)

Mặt hàng quạt điện “made in Vietnam” cũng bánkhá chạy. Theo ông Hoàng Ngọc Hùng - giám đốcCông ty Hoàng Hùng (Đà Nẵng), nhờ mức giá hợp lývà được sự ủng hộ của các thương nhân là Việtkiều nên tại thị trường Lào quạt của ông chiếmkhoảng 60% thị phần.

Ông Trần Trung Hiệp - giám đốcCông ty bút bi Thiên Long, chi nhánh Đà Nẵng, người đầu tiên mang sản phẩm bútbi khai phá thị trường Lào - cho biết: “Trước đây người Lào chỉ biết hàng Thái.Cây bút Việt Nam dù mẫu mã khá đẹp, mực đều, viết êm tay nhưng chưa đủ độ tincậy trong lòng người tiêu dùng mới”.

Sau nhiều năm nỗ lực tiếp thị,tăng cường quảng bá nhãn hiệu, có lúc phải lấy thị trường nội địa bù lỗ chi phíđể “nuôi” thị trường Lào, bây giờ sản phẩm đã đứng vững trên thị trường. BàNguyễn Thị Cúc (Việt kiều) - nhà phân phối văn phòng phẩm hàng đầu tại chợ Sáng- cho biết bây giờ văn phòng phẩm Việt Nam đã trải rộng khắp, qua mặt văn phòngphẩm Thái Lan. Mỗi tháng bà mua khoảng 100 triệu kíp (khoảng 230 triệu đồng) vănphòng phẩm của Việt Nam để phân phối cho bảy tỉnh thành lớn tại Lào.

Khẳng định từ chất lượng vàgiá

Nhiều thương hiệu lớn đã có mặt

Ngoài ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam có mặt ổn định tại Lào, cạnh tranh ngang ngửa thậm chí thắng thế hàng Thái, hiện nay hàng loạt tập đoàn lớn trong nước như Viettel Mobile, Điện lực Việt Nam, Sacombank, Lao - Viet bank, Công ty cổ phần cao su Việt - Lào... đều xuất hiện trên đất nước triệu voi.

Ông Khamsing Sadithbanthich - nhà nhập khẩunhiều mặt hàng như vật liệu xây dựng, lốp xe,kính ôtô, quạt điện, văn phòng phẩm... của VNtại Vientiane - cho biết sở dĩ ông chọn cây bútcủa VN làm bước đột phá cho hàng Việt tại Lào vìmẫu mã đẹp, chất lượng tốt và giá cả rẻ so vớicác hãng bút lớn của Thái Lan như Horse hay bútAihao của Trung Quốc.

Ngoài ra, các mặt hàng khác củaVN chất lượng tương đương hàng Thái, nhưng do chênh lệch tỉ giá tiền đồng vàtiền kíp nên người bán lẻ chọn hàng Việt vì lợi nhuận cao

Tuy nhiên, cũng theoông Khamsing, một bất lợi cho hàng Việt tại Lào là 100% người dân Lào có thểdùng tiếng Thái, xem truyền hình Thái, nên thương hiệu hàng Thái đã in sâu vàongười tiêu dùng Lào. “Đó là thế mạnh của hàng Thái Lan. Tôi nghĩ hàng Việt khôngcạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo mà phải dùng chính sách giá và chất lượng đểtự khẳng định mình” - ông Khamsing Sadithbanthich nhấn mạnh.

Chợ Cuadin (Vientiane), khu chợbán hàng thời trang lớn nhất tại Lào, có gần 60% là chủ người Việt. Tại đây đầyắp nhãn hiệu quen thuộc hàng may mặc trong nước. Bà Somlang Volavong - chủ mộtcửa hàng - cho biết những năm gần đây hàng thời trang Việt dành cho người lớnkhá hút khách do giá cả vừa phải và mẫu mã đẹp. Nhưng ở phân khúc dành cho trẻem thì còn thua xa hàng Thái.

“Mua đường” qua Thái

Là chủ nhân một công ty vận tảivới hơn 30 xe đầu kéo, nhiều năm liền vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Lào,ông Bun Nho (người Lào gốc Việt) - giám đốc Công ty vận tải Lào - Việt - chobiết: thật ra một số hàng Việt không hề thua kém hàng Thái về chất lượng.

Tuynhiên hiện có quá nhiều bất cập trong khâu vận chuyển nên giá hàng Việt bị đẩylên cao khi đến thị trường Lào, dù trước đó Chính phủ Việt Nam đã có khá nhiềuưu tiên về thuế suất. Chính vì vậy để đảm bảo không đội giá, nhiều doanh nghiệptại TP.HCM phải chấp nhận cảnh vận chuyển vòng vèo...

Theo ông Bun Nho, thay vì đưa hàng ra miền Trungđể sang Vientiane qua cửa khẩu Lao Bảo hay CầuTreo (rất tiện lợi vì cung đường ngắn), hầu hếtdoanh nghiệp ở TP.HCM hiện phải đưa hàng vòngqua Thái Lan rồi mới trở lại Vientiane. “Chấpnhận đi xa hơn nhưng cước phí rẻ hơn. Mộtcontainer loại 20 feet đi đường này chỉ mất 95USD”.

Trong khi đó, một container tươngtự đi từ Đà Nẵng qua Vientiane có giá 88 USD, nhưng ông Nho không dám nhận vìphải trả thêm gần 25 USD chi phí cầu đường. Theo ông Nho, từ TP.HCM ra miềnTrung sang Vientiane bằng cửa khẩu Lao Bảo có đến 12 trạm thu phí, còn nếu đi từHà Nội vào Lao Bảo qua Vientiane có 20 trạm. Chi phí cho các cơ quan kiểm soátdọc đường và cầu phà tốn gần 3 triệu đồng/xe. Như vậy chi phí vận chuyển đẩy lêngấp 2-3 lần.

Ông Nho than thở: “Doanh nghiệpvận chuyển của Việt Nam đang bị thua ngay trên sân nhà! Trong khi đó doanhnghiệp vận tải của Thái Lan lại ung dung hưởng lợi từ những bất cập trong chínhsách vận tải của Việt Nam”.

Đường ngắn nhất để hàng Việt vào Thái

Hiện nay thuế suất nhiều mặt hàng giữa hai nước đã bằng 0, tôi nghĩ đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp Việt. Phần còn lại là do các doanh nghiệp VN. Chúng ta phải mang những mặt hàng thật sự có chất lượng đến với nước bạn và tự quảng bá hình ảnh để người tiêu dùng có cảm tình với hàng Việt. Nhiều doanh nghiệp đánh giá Lào là thị trường nhỏ, không quan tâm đầu tư, tuy nhiên theo tôi, đó là bước đệm, là con đường ngắn nhất để hàng hóa Việt Nam có thể vào thị trường Thái Lan.

TS Tạ Minh Châu (Đại sứ Việt Nam tại Lào)

Theo Tấn Vũ
Tiếp sức hàng Việt: “Đấu” với hàng Thái trên đất Lào



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.