“Vòng kim cô” lãi suất cơ bản

Ngày 1652008, Ngân hàng Nhànước ban hành Quyết định 16 xác định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản VND, chặnđứng “phong trào” đua lãi suất khi đó.

Ngày 16/5/2008, Ngân hàng Nhànước ban hành Quyết định 16 xác định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản VND, chặnđứng “phong trào” đua lãi suất khi đó.

Cũng từ đó đến nay, chiếc “vòng kim cô” này bị chỉ trích mạnh mẽ trong các hộithảo chuyên ngành, và ngày 15/1/2010 tại Tp.HCM, lãi suất cơ bản và điều 476 củaBộ luật Dân sự tiếp tục bị cày xới thêm một lần nữa.

Một quyết định cực chẳng đã!

Một đặc trưng nổi bật nhất trên thị trường tiền tệ 5 tháng đầu năm 2008 là khanhiếm VND, lãi suất tiền gửi VND liên ngân hàng tăng dữ dội, có thời điểm lên tới30 - 40%/năm, đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất vô cùngkhốc liệt.

Hầu hết các ngân hàng thương mại khi đó hoạt động rất khó khăn, một vài ngânhàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay mới tại các ngân hàng gần như bị đình chỉ.Công việc chính của các ngân hàng lúc đó là bằng mọi cách để cân đối thanhkhoản.

Chưa nói đến chuyện lời lãi ở các ngân hàng, mà khả năng vỡ nợ ở một số ngânhàng, khiến nhiều người liên tưởng đến hiệu ứng “domino” cho cả hệ thống là khótránh khỏi. Cùng với ngân hàng, doanh nghiệp là lực lượng kinh tế hứng chịu hậuquả nặng nề nhất.

“Vòng kim cô” lãi suất cơ bản

Trong khi chưa xác định được vai trò thực sự của lãi suất cơ bản mà lại dựa vào đó để ấn định một loại lãi suất cho thị trường thì sự viển vông sẽ đến mức nào? - (Ảnh: Quang Liên)

Lúc đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanhnghiệp nhỏ và vừa, ông Cao Sĩ Kiêm đã công bố con số khiến những nhà quản lýphải giật mình: “20% doanh nghiệp phá sản, 60% nằm im dưới dạng “chết lâm sàng”và chỉ có 20% tiếp tục hoạt động”.

Trước tình hình đó, ngày 16/5/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số16/QĐ - NHNN, áp dụng cơ chế lãi suất thị trường bao gồm lãi suất huy động - chovay không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản, được Ngân hàng Nhà nước côngbố từng thời kỳ. Về sau, cơ quan này cũng “nhốt” cả lãi suất trên thị trườngliên ngân hàng vào cùng “rọ” này.

Sự ra đời của quyết định trên cũng chấm dứt cơ chế lãi suất thỏa thuận tronghoạt động tín dụng thương mại bằng VND tại Quyết định 546/2002/QĐ - NHNN ngày30/5/2002 mà chính ngành ngân hàng đã dày công xây dựng hàng chục năm ròng.

Gần như lập tức, thị trường tiền tệ được thiết lập trật tự. Lãi suất huy động -cho vay được ổn định, chuyện rồng rắn xếp hàng rút vốn ngân hàng này gửi sangngân hàng kia để lấy lãi cao hơn cũng giảm mạnh.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước tăng cường giao dịch đối với nghiệp vụ thị trường mởnên lãi suất trên thị trường dịch chuyển trở lại trạng thái mong muốn của cơquan điều hành.

Mặc dù vậy, phía ngân hàng thương mại rất "hậm hực" khi phải chấp hành quyếtđịnh này. Hầu như tại các diễn đàn chuyên ngành, những buổi trao đổi thông tinvới giới truyền thông, họ đều bộc lộ bức xúc nhưng bao giờ cũng chốt lại “đừngtrích dẫn tên tôi nhé” vì e ngại.

Kết thúc chuyện: Buồn ngủ gặp chiếu manh?

Khi nhìn nhận về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản tại Quyết định 16 nói trên, dùNgân hàng Nhà nước dẫn ra nhiều căn cứ tham chiếu nhưng nổi lên trong đó là dựavào điều 476 của Bộ luật Dân sự: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng khôngđược vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố”.

Thực ra, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thấy bất cập và vào tháng 3/2007, trên cổngthông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến phản ánh vướng mắc do tổchức tín dụng cũng bị coi là “các bên” trong Luật Dân sự 2005; kéo theo là hàngloạt hợp đồng cho vay của tổ chức tín dụng bị phạm luật vì: lãi suất cơ bản là8,25%/năm, đáng lẽ tổ chức tín dụng chỉ được phép cho vay 12,375%/năm thì phổbiến là hợp đồng chốt với nhau trên mức này.

Mặc dù vậy, mức độ phản ứng của Ngân hàng Nhà nước với điều 476 cũng chỉ dừng ởđó. Tuy nhiên, đến tháng 5/2008, khi thị trường tiền tệ bất ổn, Ngân hàng Nhànước đã sử dụng chiếc “gậy” này để bình ổn lãi suất.

Tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) do Uỷ banKinh tế của Quốc hội và Dự án Star Việt Nam tổ chức ngày 15/1/2010, bà Dương ThuHương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng bày tỏ: “Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm1997, lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở chocác tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh, tôi thấy còn mập mờ và phiếndiện”.

“Mập mờ là vì Ngân hàng Nhà nước dựa vào cơ sở nào để xây dựng và công bố lãisuất cơ bản? Hơn nữa, loại lãi suất này không được dùng để giải quyết mối quanhệ vay mượn thực của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng nên nó khôngphản ánh được mối quan hệ giữa cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ”, bàHương nói.

Mặt khác, lãi suất cơ bản phiến diện ở chỗ chúng đóng vai trò “làm cơ sở” chocác tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh và không thể hiện quan hệ vaymượn trên thị trường, trong khi Ngân hàng Nhà nước cũng chính là một chủ thểtrên thị trường. Thực tế, “làm cơ sở” cũng đồng nghĩa với “áp đặt” và đó là điềukhông dễ chấp nhận khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào thế giới.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã và đang có các công cụ lãi suất khác như lãisuất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng, lãi suấtnghiệp vụ thị trường mở. Và theo bà Hương, đó là loại lãi suất được hình thànhtrên cơ sở mục tiêu của chính sách tiền tệ và trên quan hệ có thực, xảy ra hàngngày giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.

Ngay cả trong quá trình thảo luận dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) gầnđây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nói: “...lãi suất cơ bản của chúng ta hiệnnay là không có thực, vì lãi suất này không có mối quan hệ vay mượn nào giữangân hàng trung ương với tổ chức tín dụng”.

Như vậy, trong khi chưa xác định được vai trò thực sự của lãi suất cơ bản mà lạidựa vào đó để ấn định một loại lãi suất cho thị trường thì sự viển vông sẽ đếnmức nào?

Và phải chăng, mục tiêu của điều 476 Luật Dân sự là tránh cho vay nặng lãi,nhưng cơ quan quản lý trong tình thế bí bách đã biến chúng thành công cụ hànhchính để bình ổn lãi suất, nhưng là bình ổn theo cái cách làm cho thị trường bịméo mó thêm?

Theo Nguyễn Hoài
“Vòng kim cô” lãi suất cơ bản



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.