- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đã mắt với khu vườn xanh um trên sân thượng, bội thu loại quả tròn căng, ngọt ngào
Khu vườn trên sân thượng của gia đình chị Trần Thị Hòa ( Cẩm Lệ, Đà Nẵng) phủ kín dưa lưới, trái nào trái nấy to đều tăm tắp, khiến ai cũng phải trầm trồ, thán phục.
Vườn dưa lưới 'quả căng tròn" vạn người mê.
Chị Trần Thị Hòa ( Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Tuy công việc làm chủ salon tóc rất bận rộn nhưng chị còn có thêm niềm đam mê chăm sóc khu vườn trên sân thượng hơn 100m2 của mình.
Gần 2 năm nay, trên khu vườn độc đáo của mình, chị Hòa trồng không cơ man các loại nông sản nào và thành quả là cây nào cây nấy cũng xanh mướt và sai trĩu quả.
Choáng ngợp nhất là khu vườn trồng dưa lưới, quả căng tròn khiến ai cũng phải tấm tắc khen và mong muốn học hỏi kinh nghiệm.
Kinh nghiệm tạo khu vườn dưa căng tròn, bội thu
Chia sẻ bí quyết chăm sóc khu vườn của mình, chị Hòa cho biết khâu trộn giá thể để trồng cây thì phải đủ dinh dưỡng và sạch mầm bệnh trước, nên phơi đất thật khô trước khi trộn.
Chị Hòa trộn đất với tỷ lệ: 50% đất cũ ( tốt nhất lấy đất vừa trồng rau để trồng dưa vì nếu cùng họ dây leo sẽ gặp nhiều bệnh về rễ giống nhau), 30 %chất làm tơi xốp như tro trấu, xơ dừa (đã qua xử lý) cám gạo, đậu tương, bánh dầu .... 20% phân gà, bò, dơi, trùn quế, ít lân, ít npk và it vôi.
Tất cả được chị Hòa trộn đều tưới đẫm ủ trên 10 ngày thì mang ra trồng rau củ quả. Trước khi trồng, chị cũng tưới thêm tricho, nấm xanh hoặc IMO.
Dưa lưới cần trồng chỗ nhiều nắng trên 7 tiếng trong ngày .
Chị Hòa ươm hạt và lựa chọn cây để trồng. Theo chị Hòa, nên ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh (40 độ) trong 3 tiếng xong bỏ vào khăn ướt vắt vừa đừng qúa nhiều nước sẽ thối hạt và ủ khoảng 24 giờ, hạt nứt nanh cho ra bầu ươm.
Hạt ủ 24 tiếng để nứt rồi cho ra bầu ươm.
Chị Hòa chia sẻ, giai đoạn trong bầu ươm, cần tưới nước ngày 2 đến 3 lần. Khi cây được 10 ngày thì hạ thổ.
Chị Hòa lưu ý, trồng dưa lưới nên chú trọng 3 giai đoạn phát triển nhất của cây là trước khi thụ phấn 1 tuần, sau khi thụ phấn 20 ngày và lúc quả tạo ngọt.
Chị Hòa ươm vào cái cốc cắt đáy, khi trồng để nguyên cốc, khi cây nhỏ vẫn tưới ướt cốc lớn tí rễ vươn xa rồi thì không tưới vào gốc phòng được bệnh lỡ cổ rễ.
Giai đoạn cây 20 ngày từ khi ngâm hạt đến hạ thổ, vì trong đất đã có phân đủ chất dinh dưỡng nên chỉ tưới nước lã ngày 1 lần, giai đoạn này mỗi cây cần lượng nước khoảng dưới 1 lít.
Sau 20 ngày khi cây được hơn 10 lá, bạn nên bổ sung phân gà, dơi, bánh dầu, đạm cá. 4 loại luân phiên tưới 3 ngày/lần thật loãng.
Cây như vậy là từ khi ngâm hạt 9 ngày (như vậy thì tính được 2 lá thật cho ra chậu trồng rồi )
Giai đoạn sau khi thụ quả, cần bổ sung Npk 15/9/20 (cali cao) yara của nauy, phun rong biển kết hợp phun phòng tráng cháy lá tăng hiệu qủa (rong biển và KID).
Thời điểm này, cứ 2 ngày pha thật loãng phân gà, dơi, bánh dầu, đậu tương tưới cho cây. Nên tưới trung bình duới 2 lít nước cho mỗi cây. Giai đoạn này vẫn phun phòng sâu bệnh, nấm, vẫn tưới bảo vệ bộ rễ.
Khi cây được 35 đến 45 ngày sau thụ trọng lượng qủa ngừng tăng, chị Hòa chỉ tưới mỗi dịch chuối để tạo ngọt cho quả và giảm dần lượng nước.
Tầm này chỉ tưới nước lã .
Cũng trong giai đoạn này, bạn phải cắt hết nhánh phụ, chừa nhánh phụ từ nách lá thứ 10 trở lên, và phun rong biển tuần 1 lần. Kết hợp phun phòng bọ trĩ, nấm, sâu hại .... tuần 1 lần. Tưới phòng rễ tuần lần tricho,0,4, HUMIC-S hoặc IMO.
Khi dưa được 24 ngày, giai đoạn này cây cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng trọng lượng quả nên phun canxibo và bổ sung nkp (loại 20/10/10BM của đức). Nên phun canxibo trước và sau khi thụ 1 tuần (trước giúp đậu quả, sau thì bổ sung canxi tránh nứt quả lưới đẹp).
Tầm này 3 ngày tưới phân 1 lần ( tưới kết hợp gà,dơi luân phiên, 3 ngày sau bánh dầu đạm cá ). Giai đoạn này ngắt hết nhánh phụ, không ngắt sát thân.
"Bắt bệnh" cho khu vườn dưa lưới:
Theo chị Hòa, muốn chăm sóc dưa lưới tốt phải hiểu về bệnh của cây. Rễ dưa lưới hay gặp nấm, vi rút, tuyến trùng rễ, lỡ cổ rễ. Vì vậy nên tưới gốc tuần/lần các loại tricho ,nấm xanh, IMO,04 và chế phẩm ic, bc, có thể luân phiên các loại trên. Về thân thường hay bị ruồi vàng bôi 0,4 và bọ trĩ chích phun phòng KID.
Dưa lưới cũng hay gặp sâu hại lá, nấm, phấn trắng, sương mai phòng điều trị bằng KID. Giai đoạn cây gần thụ thường xuất hiện sâu non ở ngọn kiểm tra để bắt.
Khi cây hơn 20 ngày từ khi gieo hạt, bổ sung npk 20/10/10
Chị Hòa hài hước cho biết" Trị bệnh cho cây chẳng khác nào như trị bệnh cho người. Do đó, trồng dưa lưới phải có đam mê và chịu khó kỹ lưỡng trong công chăm sóc hơn.
Đặc biệt trong mùa dịch bệnh như thế này, ở nhà chăm sóc vườn sân thượng vừa an toàn, vừa có được nguồn thực phẩm đảm bảo để gia đình sử dụng, nhất là những gia đình có con nhỏ như mình".
Thụ phấn 3 đến 4 ngày thì chọn qủa nào to tròn ưu tiên lấy qủa ở nách 11/12. Lúc này phun canxi bo và bổ sung npk 15/9/20 (loại cali cao để trọng lượng qủa tăng )
Quả thụ được hơn 20 ngày.
Dưa đồng đều khi chuẩn bị cho thu hoạch.
Dưa lưới được xem là một trong những loại cây khó trồng nhất nhưng vụ nào của chị Hòa cũng bội thu.
Theo Dân Việt
-
Nhà đẹp2 giờ trướcHoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.
-
Nhà đẹp1 ngày trướcAnh Thơ - bà xã diễn viên Bình Minh vừa khoe ảnh chồng mải mê lau dọn nhà và bày tỏ rất thích thú vui đặc biệt này của ông xã.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcKhông chỉ trồng cây ngoài vườn với nhiều nắng gió, những loại cây hoa ưa bóng mát trong bài dưới đây, dễ chăm sóc, được trồng nhiều sẽ làm đẹp cho không gian nhà của bạn.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Nhà đẹp3 ngày trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Nhà đẹp3 ngày trướcCây phú quý được nhiều người ưa chuộng, lựa chọn để trang trí trong gia đình vì có vẻ ngoài bắt mắt và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
-
Nhà đẹp3 ngày trướcNhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?
-
Nhà đẹp4 ngày trướcHoa cúc vừa đẹp vừa bền, lại có màu sắc tươi sáng đem lại sinh khí cho không gian sống, vậy tại sao không nên trồng cây hoa cúc trước nhà?
-
Nhà đẹp4 ngày trướcTrong phong thủy, căn bếp có ý nghĩa rất quan trọng quyết định tiền tài, sức khỏe cho gia chủ và những người sinh sống trong gia đình. Dưới đây là những điều đại kỵ không nên phạm phải khi bạn xây dựng căn bếp của mình.
-
Nhà đẹp4 ngày trướcCăn hộ có diện tích khoảng 105m2 được thiết kế theo phong cách hiện đại là tổ ấm của diễn viên Thuỷ Bi và ông xã doanh nhân.
-
Nhà đẹp4 ngày trướcMua nhà chung cư đang là lựa chọn phổ biến của các gia đình trẻ, tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết chọn tầng nào tốt nhất?
-
Nhà đẹp4 ngày trướcBên cạnh yếu tố thẩm mỹ, việc lựa chọn hoa để bàn theo phong thủy cũng đóng vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top những loại hoa để bàn làm việc phù hợp với từng mệnh.
-
Nhà đẹp5 ngày trướcCăn nhà một tầng mới hoàn thành của vợ chồng trẻ ở đảo Phú Quốc với thiết kế thân thiện môi trường.