3 nữ phạm nhân cùng lỗi lầm quá khứ

Ba người họ đã từng có những lỗi lầm không thể tha thứ, từ việc lấy trộm công quỹ tới hành vi giết chồng, giết em dâu...giờ đây, họ đã và đang phấn đấu để phần nào chuộc lại lầm lỗi đó.

Ba người họ đãtừng có những lỗi lầm không thể tha thứ, từ việc lấy trộm công quỹ tới hành vigiết chồng, giết em dâu...giờ đây, họ đã và đang phấn đấu để phần nào chuộc lạilầm lỗi đó.

Đây là lần tròchuyện thứ hai của tôi với họ. Lần trước, cụ thể là cách nay ngót 2 tháng, tôigặp họ khi họ đang khoác trên mình bộ đồ phạm nhân, chấp hành hình phạt tù tạiPhân trại I - Trại giam Cái Tàu nằm lặng dưới tán rừng U Minh Hạ (Cà Mau). Khiđó, Thượng tá Lê Quốc Phấn - Giám thị Trại Cái Tàu cho tôi biết, chỉ còn vài giờđồng hồ nữa là cả ba nữ phạm nhân này được đặc xá, trở về với cộng đồng, vớingười thân, với bao nhiêu dự định làm lại cuộc đời.

Chỉ 250.000đồng, chị chồng tước mạng sống em dâu

3 nữ phạm nhân cùng lỗi lầm quá khứ
Cán bộ quản giáo Trại giam Cái Tàu tham gia lao động cùng các nữ phạm nhân

Chị Nguyễn Thị Hằng,nhà ở ấp 10, xã Khánh Hội, huyện U Minh (Cà Mau) cho biết, trước đây, do hoàncảnh gia đình quá khó khăn nên chị chỉ theo học tới lớp hai, viết được cái tênmình và tên anh chị em trong nhà rồi nghỉ học, phụ giúp gia đình. Năm 1992, khimới tròn 20 tuổi, chị lập gia đình (con trai lớn của chị năm nay đã 17 tuổi).Chị Hằng kể rằng, chị vào tù là do ít hiểu biết pháp luật và từ chuyện chẳng đâuvào đâu, cách nay 7 năm.

Chị Hằng có đứa emdâu tên là Trương Thị Chi. Năm đó, Chi thiếu nợ Hằng 250.000 đồng. Trong khi đó,Hằng thiếu nợ đứa cháu ruột (gọi Hằng bằng dì) tên là Nguyễn Thị Hậu (SN 1979)cũng bằng số tiền đó. Vậy là giữa 3 người Hằng, Chi và Hậu thống nhất nhau: Chiphải trả cho Hậu 250.000 đồng, coi như chẳng ai nợ ai.

Chiều 27/7/2003, Chiđem 150.000 đồng đến nhà trả cho Hậu. Do không đủ tiền nên Hậu không nhận. Lúcđó, Hằng đến thì xảy ra chuyện cự cãi với nhau. Chi lúc này cũng đổi ý là sẽkhông trả đủ 250.000 đồng. Vậy là Hằng tuyên bố với em dâu: "Nếu không trả đủtiền thì tao tới nhà bắt heo để trừ nợ". Chi nghe thế cũng tức quá: "Ai đến bắtheo thì sẽ có đổ máu".

Sau đó chẳng baolâu, Hằng cùng Hậu kéo nhau tới nhà Chi. Thấy em dâu không có nhà, Hằng ra nhàsau của Chi mở dây, dắt con heo (khoảng 50kg, trị giá 500.000 đồng) với sự trợgiúp của Hậu. Lúc này, Chi cũng vừa đi báo sự việc cho chính quyền về tới. Thấychị chồng ngang nhiên dắt heo của mình, ấm ức quá, Chi giựt dây buộc heo từ tayHằng. Con Hằng thì dùng tay túm tóc em dâu giựt làm Chi té xuống đất.

Hậu thấy vậy cũngnhào vô đè, đánh Chi. Dù đã có người phát hiện tới can ngăn nhưng Hằng vẫn kiênquyết bắt cho được con heo của em dâu mình để trừ nợ. Chi không tán thành cáchtrừ nợ của chị chồng nên tiếp tục bám theo ngăn cản, liền bị Hằng và Hậu dùngtay đánh nhiều lần vào vùng đầu, mặt, cổ, lưng. Và lần cuối cùng trước khi Chingã gục chết tại chỗ là lần Hằng dùng tay nắm tóc của em dâu mình giật mạnhxuống.

Theo xác định của Tổchức giám định pháp y tỉnh Cà Mau, nạn nhân Trương Kim Chi bị tử vong do bị trậtđốt sống cổ, dẫn đến tụ máu vùng đỉnh đầu. Hằng và Hậu bị truy cứu trách nhiệmhình sự với tội cướp tài sản. Hằng bị tuyên phạt mức án 16 năm tù. "Lúc đó tôimới hiểu được rằng, tất cả mọi chuyện trên đời này đều có sự điều chỉnh, ràngbuộc của pháp luật. Và mạng sống con người vẫn là quý giá nhất. Tôi thật sự hốihận vì mình đã không nghe lời khuyên can của nhiều người, không cảm thông cho sựtúng thiếu của đứa em dâu" - chị Hằng bộc bạch.

Lấy công quỹlo chuyện của chồng

Chị Phan Kim H., 49tuổi, nhà ở phường 6, TP Cà Mau (Cà Mau) kể, chị từng là thủ quỹ Trường Mầm nonHương Tràm. Về trường này giảng dạy được 6 năm thì tháng 9/1996, chị được phâncông làm thủ quỹ. Do lúc đó trường chưa có két sắt nên toàn bộ các khoản tiềnthu thường được chị mang về nhà cất giữ, khi có nhu cầu chi thì chị về nhà lấytiền. Cuối mỗi tháng, trường có tổ chức kiểm quỹ nhưng thường chỉ kiểm trên sổsách, ít đối chiếu với tiền mặt.

Năm 2002, chồng chị- anh Huỳnh Văn L., vốn là bộ đội, sau đó chuyển sang nghề tài xế, chạy xe kháchtuyến Cà Mau – TP HCM. Hôm đó, thật chẳng may, khi đến địa phận tỉnh Vĩnh Long,anh đã gây ra tai nạn, làm 3 người chết. Tòa án đã tuyên phạt anh 6 năm tù giam."Gia đình đang lúc khó khăn. Ngoài chuyện chồng đi tù, phải đến thăm nuôi, độngviên anh, tôi còn phải chạy lo khắc phục hậu quả cho gia đình các nạn nhân vớisố tiền khoảng 80 triệu đồng. Vậy là tôi đã lén rút tiền quỹ của trường, mỗi lần2 - 3 triệu đồng" - chị kể.

Để đề phòng nhàtrường kiểm quỹ tiền mặt bất ngờ, mỗi khi nghe rục rịch là chị chạy vay "nóng"bên ngoài, lãi suất cao để lấp vô. Qua đợt kiểm quỹ, chị lại rút quỹ ra để trảcho những người mà chị đã vay, kể cả lãi.

Thời gian trôi quacả 5 - 6 năm, việc làm của chị chỉ mình chị biết. Chị cũng linh tính sẽ có mộtngày, trường sẽ phát hiện nhưng chị thú thật mình không còn lối nghĩ nào khác.

Một ngày đầu năm2008, trường tiến hành kiểm quỹ đột xuất, đối chiếu sổ sách với tiền mặt. Chịkhông kịp đối phó… Kết quả điều tra, tổng số tiền mà chị chiếm đoạt của trườnglà 216.218.800 đồng. Chưa hết, khi hay tin chị bị "sự cố", nhiều chủ nợ bênngoài mà chị từng vay đã có đơn tố chị "ăn quỵt" số tiền gần 200 triệu đồng…

"Tôi biết mình cótội" - chị nhận thức điều này trước khi thật sự khi vướng vào vòng lao lý. Quátrình điều tra, truy tố rồi xét xử, chị chỉ biết cuối đầu, khóc. Gia đình chị -nếu tính luôn cả chị, có tất cả 7 người theo nghề giáo. Hay tin, tất cả cuốngcuồng, mỗi người góp lại một ít để khắc phục hậu quả cho trường. Do không cònthiệt hại, với lại cảm thông cho nguyên nhân phạm tội của đồng nghiệp mình, tậpthể nhà trường cũng yêu cầu Tòa chiếu cố giảm nhẹ hình phạt đối với chị. Và chịđã phải trả giá cho hành vi của mình 8 năm tù giam.

Đằng sau mộtcâu chuyện bạo hành

Chị H. vì quá túngquẫn, lo khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do chồng gây ra mà dẫnđến phạm tội, còn chị Phạm Thị Th., ở xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải (BạcLiêu) thì phạm tội do bị bạo hành. Nhìn vóc dáng gầy nhom, héo hắt của chị, tôikhông thể nghĩ rằng, chị là kẻ giết người - lại là giết chồng mình.

3 nữ phạm nhân cùng lỗi lầm quá khứ
PV trò chuyện với 1 trong 3 phụ nữ khi họ còn khoác áo phạm nhân cách đây 2 tháng

Để hiểu đầy đủ,chính xác về câu chuyện có liên quan đến chị Th., tôi đã nhờ Trung tá Dương XuânThắng - Đội trưởng Đội Hồ sơ - Quản giáo Trại giam Cái Tàu cho tôi mượn bản án.Quả những lời chị kể thật khớp với bản án 8 năm tù mà chị phải nhận.

Chị Th. và ông V. làvợ chồng nhưng thường xảy ra chuyện mâu thuẫn nhau. Nhà nghèo, chị Th cùng cáccon phải rất vất vả, mỗi ngày phải đi đóng đáy, kiếm từng con cá, con tép vềnuôi sống gia đình. Mỗi con nước (10 ngày), mấy mẹ con chị giỏi lắm cũng chỉkiếm được 500 ngàn đồng. Vất vả như thế ông V chẳng hề nhúng tay. Gần như ngàynào cũng như ngày nào, sáng ông đi nhậu đến chiều, say khướt mới về. Về đến nhàlại chửi bới, đánh đập mấy mẹ con chị Th.; hễ vớ được vật gì thì mẹ con chị Th.lãnh đủ vật đó vào người. Suốt 14 năm bị bạo hành, chị và các con cố nhẫn nhục,chịu đựng. Dường như không ai ở miệt Long Điền Tây này khổ như mấy mẹ con chị.

Chị Th. nghẹn ngàonhớ lại quá khứ đầy tủi nhục: "Có lần, ổng đi nhậu về, tôi dọn cơm lên. Ổng nổichứng rồi chọi chén cơm vào đầu tôi. Còn chưa hả dạ, ổng đạp đổ cả bàn ăn. Mấymẹ con chỉ biết nuốt nước mắt. Một lần khác, do chịu không nổi, tôi về nhà mẹruột sống đến 5 tháng. Con cái năn nỉ quá, tôi về nhưng ổng vẫn rượu chè bê tha,chẳng lo làm ăn. Tết năm đó, ổng hành hung mấy mẹ con đến mức phải chui vào rừngđước, rừng mắm gần ngoài mé biển để trốn, đêm về, tá túc tạm trong một cái miếuthờ…".

Và rồi chuyện "tứcnước vỡ bờ" đã đến. Chị kể, ngày 28/3/2008, sau khi đi hỏi vợ cho con trai về,ông V. tổ chức uống rượu tại nhà. Khi có rượu vào, ông ta lại chứng nào tật nấy.Đã bao lần chị định bỏ nhà đi nhưng còn con cái, còn láng giềng nên chị khôngnỡ. Lần này, chị không thể kiềm chế được. Và lúc 19 giờ 30 phút ngày hôm đó, chịđã trở thành kẻ giết chồng. Sau đó, chị đã nhờ người cùng xóm chở ra chính quyềntự thú.

Điều chị đau nhấtkhông phải là mức án chị đối mặt, và đã chấp hành mà chính là con của mình khicha không còn, mẹ đã vào tù. Mỗi khi em gái vào thăm, chị vẫn thăm hỏi về bầycon 6 đứa của mình. Dù đã lớn hết rồi nhưng không có chị, các con chị nheo nhóclắm. Chị kể: "Một hôm, tôi đang lao động trong khuôn viên Phân trại I, thì bỗngdưng thằng con trai lớn xuất hiện. Tôi không tin vào mắt mình nữa khi nó cũngkhoác trên mình bộ đồ phạm kẻ sọc như tôi. Nó kêu tôi, tôi gọi tên nó rồi tôikhông biết gì nữa". Cho tới khi tỉnh dậy, cán bộ Trại mới cho chị biết, T. - conchị đã phạm tội, đang chấp hành một bản án hơn chị đến 2 năm. Trại cứ ngỡ chị đãbiết rồi...

Chị Th. kể, do chịcải tạo tốt nên được Giám thị cho phép đi thăm con ở Phân trại III. Đêm trướcngày đi thăm con, cả buồng giam thấy chị chẳng cứ rọ rại. Bao nhiêu tiền ngườithân gửi Trại, chị gom hết qua cho con. Gặp con, chị căn dặn đủ điều và khôngquên câu: "Pháp luật luôn có chính sách khoan hồng đối với người biết ăn năn hốicải…". Chị Th kể, khi biết chị được đặc xá dịp Quốc khánh 2-9 vừa rồi, con traichị mừng lắm. Nó nhắn nhủ với tôi: Mẹ về phụ đóng đáy với mấy em con. Con sẽnghe lời mẹ, sẽ cố gắng để sớm về với căn nhà nhỏ thân thuộc…"

Theo Cảnh sáttoàn cầu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.