1 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng đầy hạt vi nhựa, cứ 10gram có 6 hạt: Nhiều người Việt vẫn mê mẩn trong bữa ăn

Đây là món ăn bổ dưỡng được nhiều người Việt ưa thích, thường xuyên sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Những năm gần đây, ô nhiễm vi nhựa đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Đáng lo ngại, các nghiên cứu cho thấy vi nhựa đã xâm nhập sâu vào chuỗi thực phẩm, hiện diện trong nhiều nhóm thực phẩm quen thuộc mà người tiêu dùng Việt sử dụng hàng ngày.

Việc tiêu thụ các thực phẩm này đồng nghĩa với nguy cơ đưa vi nhựa vào cơ thể, tiềm ẩn rủi ro đối với sức khỏe về lâu dài. Mặc dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về mức độ ô nhiễm vi nhựa trong thực phẩm, nhưng thực tế cho thấy, nhiều người vẫn chưa thực sự quan tâm hoặc chưa nhận thức đầy đủ về mối hiểm họa này.

Hơn nữa, thói quen ăn uống quen thuộc và tâm lý chủ quan khiến nhiều người vẫn vô tư sử dụng những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi nhựa mà chưa có biện pháp phòng tránh.

1 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng đầy hạt vi nhựa, cứ 10gram có 6 hạt: Nhiều người Việt vẫn mê mẩn trong bữa ăn-1

Vi nhựa len lỏi vào thực phẩm hàng ngày

Theo Tổ chức Plastic Ocean, mỗi năm có tới hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra biển, khiến môi trường đại dương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những mảnh nhựa lớn khi trôi dạt ra biển sẽ dần bị phân rã dưới tác động của sóng biển, ánh nắng mặt trời và dòng chảy, tạo thành những hạt nhỏ li ti có kích thước dưới 5mm, gọi là vi nhựa.

1 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng đầy hạt vi nhựa, cứ 10gram có 6 hạt: Nhiều người Việt vẫn mê mẩn trong bữa ăn-2

Chúng lơ lửng trong nước, hòa lẫn vào phù du và thức ăn của các loài sinh vật biển. Nhiều loài sinh vật biển như: cá, tôm, cua, sò, hến,... vô tình nuốt phải loại rác thải vô hình này, khiến vi nhựa tích tụ dần trong cơ thể chúng.

Một nghiên cứu năm 2020 đã phân tích 5 loại hải sản phổ biến trên thị trường, kết quả khiến nhiều người giật mình khi tất cả các mẫu đều có sự hiện diện của vi nhựa. Đáng chú ý, trong mỗi 10 gram động vật có vỏ như sò, hàu, ngao,… có chứa trung bình tới 6 hạt vi nhựa.

Nguyên nhân là do những loài hải sản này thường sinh sống ở tầng đáy biển – nơi tập trung nhiều chất thải và cặn bã. Chúng có thói quen lọc nước để tìm kiếm thức ăn là các sinh vật phù du, vô tình đưa cả những hạt vi nhựa li ti từ môi trường ô nhiễm vào cơ thể.

Qua thời gian, vi nhựa tích tụ trong thịt và nội tạng của các loài này. Và khi con người tiêu thụ hải sản, những hạt vi nhựa ấy cũng theo đó đi vào cơ thể, âm thầm tồn tại trong ruột, máu, thậm chí có thể xâm nhập vào các cơ quan nội tạng.

1 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng đầy hạt vi nhựa, cứ 10gram có 6 hạt: Nhiều người Việt vẫn mê mẩn trong bữa ăn-3Vi nhựa được tìm thấy trong một số loại hải sản quen thuộc

Mặc dù chưa thể khẳng định rõ ràng những tác hại cụ thể của vi nhựa đối với sức khỏe con người trong dài hạn, nhưng sự hiện diện của chúng là một dấu hiệu đáng lo ngại. Điều này cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa từ rác thải nhựa đối với sức khỏe và cuộc sống con người, đòi hỏi hành động khẩn cấp để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Không chỉ thực phẩm từ biển, nước đóng chai – loại thức uống tưởng chừng an toàn và quen thuộc trong đời sống hiện đại – cũng tiềm ẩn nguy cơ chứa vi nhựa. Một nghiên cứu quốc tế đã khiến nhiều người giật mình khi phát hiện hàm lượng vi nhựa trong nước đóng chai của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng lên tới 90%. Trung bình, mỗi lít nước đóng chai có thể chứa khoảng 325 hạt vi nhựa li ti, mắt thường không thể nhìn thấy.

1 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng đầy hạt vi nhựa, cứ 10gram có 6 hạt: Nhiều người Việt vẫn mê mẩn trong bữa ăn-4Vi nhựa cũng xuất hiện trong nước uống đóng chai

Những hạt nhựa này có thể xâm nhập vào nước trong quá trình sản xuất, từ khâu đóng gói, vỏ chai, nắp chai đến cả quy trình lọc nước chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối. Khi con người sử dụng nước đóng chai thường xuyên, vi nhựa sẽ theo dòng nước uống trôi vào cơ thể, tích tụ qua từng ngày.

Nguy hại khôn lường đối với sức khỏe

Theo các nhà khoa học, khi con người tiêu thụ thực phẩm nhiễm vi nhựa, đồng nghĩa với việc đưa những hạt nhựa siêu nhỏ vào cơ thể. Những hạt này có thể bám vào thành ruột, len lỏi vào máu, thậm chí di chuyển đến gan, thận và các cơ quan nội tạng khác. Dưới tác động tích lũy lâu dài, vi nhựa có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, làm suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết, và đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, thậm chí ung thư.

Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy, vi nhựa khi đi vào cơ thể có khả năng làm trầy xước, tổn thương niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình trao đổi chất, và ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan, thận. Đáng lo ngại hơn, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng nhạy cảm nhất, dễ bị tác động trước những hệ lụy sức khỏe do vi nhựa gây ra.

Mặc dù các cảnh báo về nguy cơ từ vi nhựa đã được đưa ra, nhưng thực tế tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Các món ăn từ hải sản có vỏ vẫn là lựa chọn phổ biến trên mâm cơm, nước đóng chai vẫn được sử dụng rộng rãi, trở thành nguồn nước uống chính của nhiều gia đình.

1 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng đầy hạt vi nhựa, cứ 10gram có 6 hạt: Nhiều người Việt vẫn mê mẩn trong bữa ăn-5Hạt vi nhựa mang đến nhiều lo ngại cho sức khoẻ con người

Để hạn chế vi nhựa xâm nhập vào cơ thể, các chuyên gia khuyến nghị mỗi người nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Cần ưu tiên sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc lắp đặt máy lọc nước đạt chuẩn thay cho nước đóng chai. Bên cạnh đó, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế tiêu thụ hải sản có vỏ và giảm đồ nhựa dùng một lần sẽ góp phần vừa bảo vệ sức khỏe, vừa gìn giữ môi trường sống bền vững.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/1-loai-thuc-pham-bo-duong-nhung-day-hat-vi-nhua-cu-10gram-co-6-hat-nhieu-nguoi-viet-van-me-man-trong-bua-an-a509864.html

hải sản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.