7 kỹ năng sơ cứu cơ bản người lớn phải thuộc nằm lòng nếu nhà có trẻ nhỏ

Sơ cứu đúng cách là bước tối quan trọng giúp trẻ tránh được nguy hiểm đến tính mạng khi gặp phải tai nạn hay khi bị thương.

Sơ cứu đúng cách là bước tối quan trọng giúp trẻ tránh được nguy hiểm đến tính mạng khi gặp phải tai nạn hay khi bị thương.

Với những gia đình có con nhỏ, sẽ khó tránh khỏi những tình huống trẻ đối mặt với nguy hiểm như: nghịch ngợm bị chảy máu, gãy chân tay, bị bỏng, nuốt phải dị vật... Trông chừng con cũng là một cách để giúp trẻ tránh được các rủi ro làm tổn thương cơ thể, song bố mẹ vẫn cần trang bị cho mình những kĩ năng sơ cứu cơ bản nhất để không lúng túng khi con rơi vào các tình huống đó.

Dưới đây là hướng dẫn các bậc cha mẹ 7 kĩ năng sơ cứu cơ bản nhất, tương ứng với 7 loại tai nạn mà trẻ nhỏ dễ gặp phải:

1. Tai nạn giao thông

- Ngoại trừ vị trí trẻ bị tai nạn nguy hiểm, còn không hãy sơ cứu ngay tại chỗ. Không di chuyển đứa trẻ trừ phi cần thiết.

- Hầu hết các vụ tai nạn giao thông đều có chất thương liên quan đến vùng cổ. Vì vậy, khi thấy trẻ gặp tai nạn, hãy đỡ phần đầu của trẻ cho đến khi nhận được sự giúp đỡ.

- Tập trung vào những nơi nguy hiểm cho trẻ như nơi chảy nhiều máu.

Sơ cứu cho trẻ

- Hãy giữ ấm cho trẻ bằng cách đắp chăn hoặc quần áo lên người trẻ.

- Trong khi chờ xe cứu thương tới, cố gắng trấn an trẻ để trẻ bình tĩnh, không hoảng sợ.

2. Trẻ bị trầy xước

- Hãy rửa tay thật sạch sẽ khi sơ cứu vết xước cho trẻ.

- Nếu vết trầy xước của trẻ dính bụi bẩn, hãy nhẹ nhàng rửa vết thương dưới vòi nước, sau đó dùng gạc sạch thấm khô. Nếu không có gạc, có thể thay bằng đồ dùng có sẵn như khăn mới. Tránh đụng chạm vào vết thương của trẻ.

Sơ cứu cho trẻ

- Dùng băng dính bó lại chỗ vết thương.

- Nếu vết thương bị nhiễm trùng như vết cắn của người hay động vật, vết thương do vật nhiễm bẩn, hãy đưa con đến trung tâm y tế gần nhất hoặc gặp bác sĩ. Biểu hiện của nguy cơ nhiễm trùng bao gồm: Vết thương sưng tấy, chảy mủ hay nóng bất thường.

3. Khi trẻ bị chảy máu nghiêm trọng

- Đeo găng tay loại dùng 1 lần, áp chặt vết thương bằng ngón tay hay lòng bàn tay. Dùng gạc khô hoặc khăn sạch để cầm máu.

Sơ cứu cho trẻ

- Nếu vết thương ở tứ chi, hãy nâng tay hoặc chân lên cao hơn tim, như vậy có thể giảm mất máu.

- Dùng khăn hoặc áo khoác phủ lên người trẻ vì khi mất máu, trẻ sẽ nhanh chóng bị lạnh.

- Nên nhớ khi bị mất máu nhiều, trẻ sẽ vô cùng sợ hãi nên trong khi tiến hành cầm máu cho trẻ, hãy cố gắng động viên, an ủi và giúp trẻ giữ bình tĩnh.

4. Khi trẻ bị bỏng

- Làm mát vết bỏng dưới vòi nước lạnh ít nhất 10 phút. Nếu không có nước, có thể dùng bất cứ chất lỏng vô hại nào như sữa.

Sơ cứu cho trẻ

- Che vết bỏng bằng gạc hoặc chất liệu sạch không có lông, cố định gạc bằng cách quấn băng hờ.

- Tuyệt đối không làm vỡ hay chạm vào vết phồng rộp, cũng không được dán băng dính vào vết bỏng. Không bôi thuốc mỡ lên vết bỏng vì chúng không có tác dụng và chỉ làm tăng mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.

5. Khi trẻ nuốt phải chất độc hại

- Nếu trẻ đủ lớn và còn tỉnh táo để nói chuyện, hãy hỏi con xem bé đã nuốt phải thứ gì.

- Tìm bằng chứng giúp bạn xác định chất độc như hộp rỗng hay vỏ hộp và cung cấp cho nhân viên y tế.

- Nếu trẻ nuốt phải chất ăn mòn môi, hãy cho trẻ nhấp nước lạnh liên tục trong lúc chờ nhân viên y tế tới.

6. Trẻ bị ngạt thở

Khi trẻ nuốt phải dị vật và bị ngạt thở, phải ngay lập tức loại bỏ vật gây ngạt thở.

Với trẻ sơ sinh:

- Đầu tiên hãy đặt bé nằm sấp, sao cho phần đầu thấp hơn cơ thể. Dùng tay đỡ đầu, cằm và cổ.

Sơ cứu cho trẻ

- Dùng gốc bàn tay vỗ 5 lần lên lưng trẻ.

Sơ cứu cho trẻ

- Tiếp tục dùng tay giữ cổ và đầu, lật ngửa người trẻ ra, đặt hai ngón tay lên nửa dưới xương lồng ngực và ấn 5 lần, tiếp tục vỗ vai 5 lần và vỗ ngực 5 lần.

Sơ cứu cho trẻ

Với trẻ lớn hơn:

- Đứng hoặc quỳ sau lưng trẻ, nắm hai tay lại, đặt má ngoài bàn tay giữa xương lồng ngực và rốn trẻ, dồn sức về phía xương lồng ngực. Đặt tay này lên tay kia và nhấn theo chiều hướng lên, tiếp tục cho đến khi vật gây ngạt bật ra và trẻ có thể thở trở lại.

Sơ cứu cho trẻ

- Nếu trẻ không còn thở, bạn phải đặt trẻ xuống sàn và gọi cấp cứu. Trong lúc chờ cấp cứu, phải tiến hành hô hấp nhân tạo cho trẻ. Trong lúc hô hấp nhân tạo, nếu thấy vật gây ngạt, hãy lấy ra, nhưng tuyệt đối không dùng tay đưa vào miệng trẻ nếu không nhìn rõ vật gây ngạt.

7. Cách hô hấp nhân tạo cho trẻ từ 1-8 tuổi

Lưu ý: Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo khi tim trẻ ngừng đập.

- Bước 1: Mở rộng đường thở bằng cách đặt tay lên trán trẻ và nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau, dùng 2 ngón tay. nâng cao cằm trẻ, không đặt tay vào cổ trẻ.

Sơ cứu cho trẻ

- Bước 2: Kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách ghé tai trước mũi và miệng trẻ, quan sát nhịp lên xuống của lồng ngực, nghe và cảm nhận tiếng thở.

- Bước 3: Nếu trẻ không thở hay thở dốc, hãy thổi ngạt 2 lần. Mở rộng đường thở và bịt mũi, đặt miệng bao kín miệng trẻ, thổi ngạt mỗi lần 1 giây. Quan sát lồng ngực khi thổi ngạt, nếu ngực không phồng lên, tiếp tục mở đường thở và thử lại.

Sơ cứu cho trẻ

- Bước 4: Ép tim. Giữ đầu trẻ ngửa, đặt gốc bàn tay kia ở phần dưới xương ngực (với trẻ sơ sinh thì dùng 2 ngón tay nhấn dưới xương ngực). Giữ cánh tay thẳng, vai vuông góc với cánh tay, ép tim 30 lần. Sau mỗi 30 lần ép tim, thổi ngạt 2 lần.

Sơ cứu cho trẻ

Tiếp tục thực hiện quy trình ép tim - thổi ngạt trong vòng 2 phút.

Theo Trí Thức Trẻ


kỹ năng sơ cứu cơ bản

sơ cứu trẻ em

tai nạn ở trẻ nhỏ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.