- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
7 lời khuyên cho bệnh nhân vẩy nến khi mùa đông tới
Mùa đông có thể khiến bệnh vẩy nến “tỏa sáng” trên da bạn. Tuy không có cách nào “dập tắt” hoàn toàn bệnh này, nhưng vẫn có nhiều cách để chống lại các tác động của thời tiết lạnh đối với cơ thể.
Mùa đông có thể khiến bệnh vẩy nến “tỏa sáng” trên da bạn. Tuy không có cách nào “dập tắt” hoàn toàn bệnh này, nhưng vẫn có nhiều cách để chống lại các tác động của thời tiết lạnh đối với cơ thể. Hãy tham khảo một số lưu ý sau nhé!
Tắm đúng cách góp phần trị vẩy nến
Hãy tắm nhẹ nhàng với vòi hoa sen và nước ấm. Bạn cũng có thể rắc dầu, bột yến mạch xay nhuyễn, muối biển trong bồn nước ấm. Ngâm khoảng 15 phút để giúp bong vẩy, làm dịu ngứa và thư giãn. Dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da ngay sau khi tắm xong, lúc da còn đang mềm. Lưu ý, đừng tắm nước quá nóng vì có thể làm da của bạn khô, ngứa hơn.
Dùng thiết bị giữ ẩm không khí
Mùa đông, không khí khô, lạnh khiến làn da của bạn bị mất nước nhiều hơn. Đây là lí do khiến vẩy nến nặng hơn. Do đó, để thức dậy với làn da mịn màng, bạn nên sử dụng một thiết bị giữ ẩm không khí trong nhà. Bật máy trong phòng ngủ của bạn vào ban đêm để chống lại các tác nhân làm cho không khí khô (ví dụ như điều hòa). Hãy thường xuyên vệ sinh máy theo hướng dẫn, tránh sự tích tụ của vi khuẩn.
Sử dụng chiếc khăn mềm mại cho da
Thời tiết lạnh, gió có thể gây kích ứng da và kích hoạt những vết vẩy nến của bạn phát triển hơn. Chúng cũng có thể làm tăng cảm giác đau nếu bạn bị vẩy nến thể khớp. Hãy quấn lên vùng da bị bệnh một chiếc khăn mềm, đội mũ và găng tay khi bạn đi ra ngoài để bảo vệ khu vực tiếp xúc của da với không khí. Nếu bạn mặc quá nhiều lớp áo quần, hãy cởi bớt để tránh bị nóng, vì đổ mồ hôi có thể làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn, bệnh vẩy nến nặng hơn.
Uống nhiều nước
Vào mùa đông, chúng ta thường có xu hướng uống ít nước. Để tăng độ ẩm cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng, bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là khi bị vẩy nến. Một dấu hiệu để nhận biết xem bạn đã uống đủ nước hay chưa, đó là nhìn màu nước tiểu: nếu đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt; nếu thiếu nước, nước tiểu sẽ có màu vàng tươi hoặc sẫm.
Giảm bớt căng thẳng
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, căng thẳng, lo lắng làm cho vẩy nến nặng hơn. Bởi vậy, bạn hãy lên kế hoạch thư giãn trong các ngày lễ, kỳ nghỉ, để giúp tinh thần thư thái. Bên cạnh đó, hãy thử mát – xa hay đi spa để dưỡng ẩm làn da của bạn và đánh bại lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách hiệu quả giúp bạn vui vẻ, mạnh khỏe hơn, góp phần giảm vẩy trên da.
Bệnh vẩy nến có thể làm cho bạn chán nản. Nếu bạn cũng có tâm lý “rối loạn theo mùa”, mưa nắng thất thường thì đây sẽ là một thách thức với bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Đôi khi, dùng thuốc chống trầm cảm đúng cách sẽ phát huy tác dụng trong việc kiểm soát bệnh vẩy nến.
Nâng cao kế hoạch điều trị vẩy nến
Nếu bệnh vẩy nến của bạn thường xuyên trở nên tệ hơn trong mùa đông, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bạn chỉ có thể cần phải điều chỉnh các loại thuốc một chút hoặc nhận được phương pháp điều trị khác.
Giữ ẩm cho da bằng kem thảo dược giúp hạn chế bệnh vẩy nến phát tác
Giữ cho làn da ẩm có thể giúp giảm tấy đỏ, khô, ngứa và mau lành các tổn thương trên da ở người bị vẩy nến. Bôi lớp dày kem hoặc thuốc mỡ ngay sau khi tắm hoặc rửa tay để làn da của bạn mềm mại hơn. Bạn nên mát – xa sau khi bôi để kem được thấm đều vào làn da, tăng cường hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn cần chọn các sản phẩm không có chất tạo màu để tránh phản ứng dị ứng. Nên thoa một chút vào vùng nhạy cảm như cổ tay, sau tai để xem có kích ứng không trước khi bôi trên vùng da rộng.
Lời khuyên thứ 7 này rất quan trọng với bạn, bởi sẽ giúp bạn định hướng nên dùng loại kem bôi nào hiệu quả, an toàn. Một cách hay mà nhiều người bị vẩy nến áp dụng thành công trong mùa đông là nên dùng loại kem thảo dược có tác dụng 2 trong 1. Đó là vừa giúp dưỡng ẩm, vừa có tác dụng trị vẩy nến, ngừa bệnh tái phát. Trong đó, kem bôi có thành phần chính là chitosan (có nhiều trong vỏ tôm, cua…) kết hợp với những thảo dược như lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ… là giải pháp chữa vẩy nến, đồng thời dưỡng ẩm cho da hiệu quả, giúp tác động trực tiếp đến vùng da bị bong vẩy, giảm biểu hiện ngứa, sưng đỏ, giúp bạn không còn lo lắng bị vẩy nến phát tác vào mùa đông.
Áp dụng 7 cách đơn giản trên là gợi ý tuyệt vời cho bạn trong việc kiểm soát hiệu quả bệnh vẩy nến khi mùa đông đến gần.
Bị vẩy da, đừng quên kem thảo dược Explaq Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti. Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, sạch vẩy, điển hình là kem thảo dược Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy da và các tế bào da chết, dưỡng da và duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại và mịn màng. Để làn da sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi, cần lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi ngày 3- 4 lần vào buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi. |
Theo Gia Đình&Xã Hội
-
Sức khỏe7 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe11 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe12 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe16 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe16 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe18 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe19 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.