Amidan - Cần cắt khi nào?

Mùa hè đến, nhiều bậc phụ huynh tranh thủ thời gian nghỉ hè của trẻ muốn cho trẻ được cắt amidan. Số trẻ đến viện để thực hiện phẫu thuật này cũng tăng hơn so với các thời điểm khác trong năm.

Mùa hè đến, nhiều bậc phụ huynh tranh thủthời gian nghỉ hè của trẻ muốn cho trẻ được cắt amidan. Số trẻ đến viện đểthực hiện phẫu thuật này cũng tăng hơn so với các thời điểm khác trong năm.Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần hiểu rõ có nên cắt amidan hay không? Nếucó thì bao giờ và chỉ định cắt amidan như thế nào cho đúng ?

Lá chắn amidan bảo vệ đường hôhấp trên

Amidan là một tổ chức lympho tậptrung lại thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo thành một vòng bạch huyếtWaldayer bao gồm amidan vòm họng mà người ta gọi là VA (Vegetaion Adenoide),amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi.

Khi nói amidan tức là muốn nóiamidan khẩu cái. Còn VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng, mọi trẻ sinh rađều có. Khi VA bị viêm và quá phát thì chúng to ra có thể làm cho lỗ mũi sau bịche lấp gây khó thở và thường trẻ phải thở bằng miệng.

Còn amidan thì ở trẻ em lớn hayngười trưởng thành có thể bị viêm. Bình thường tổ chức amidan và VA sẽ teo dầnbắt đầu từ tuổi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành. Về chức năng sinh lý, amidanđóng một vai trò sinh miễn dịch có lợi cho cơ thể tức là sẽ tạo ra kháng thể vàcác lympho bào giúp cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên,đặc biệt là chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (các vi sinh vật gây bệnh). Vaitrò của VA và amidan thật đáng kể trong việc bảo vệ hệ thống đường hô hấp trênkhi chúng không bị bệnh.

Những bệnh làm mất chức năngcủa amidan

Bệnh hay gặp nhất của amidan làviêm amidan. Viêm amidan có thể là viêm amidan cấp tính hoặc viêm amidan mạntính. Viêm amidan cấp tính bao giờ cũng có sốt cao (thường là 39-40oC),có khi kèm theo rét run, đau họng, rát họng, nuốt đau, ho. Viêm amidan mạn tínhcũng có sốt nhưng sốt nhẹ, người mệt mỏi, rát họng, ngứa họng, ho khan hoặc cóđờm, miệng hôi, đôi khi nuốt có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gìnhẹ, nhỏ vướng vào.

Viêm amidan mạn tính có khi cónhững đợt cấp tính do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc uốngnước lạnh, nước đá, uống bia, nước giải khát có đá hoặc nằm, ngồi dưới máy điềuhoà nhiệt độ. Khám họng sẽ thấy amidan to một hay hai bên, có nhiều hốc và trongcác hốc amidan thường có mủ hoặc màng trắng.

Amidan - Cần cắt khi nào?
Ảnh minh họa

Chính các hốc amidan là nơi trúngụ của các loài vi sinh vật đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh như H. influenzae,S.pneumoniae, S. pyogenes, S. aureus, S. epidermidis..., khi có điều kiện thuậnlợi chúng trở nên gây bệnh cho vùng tai, mũi, họng, xoang. Ngoài bệnh amidan bịviêm thì amidan cũng có thể bị áp-xe.

Bệnh áp-xe amidan thường gặp làáp-xe quanh amidan. Áp-xe quanh amidan có nguy cơ làm lan toả tổ chức viêm racác vùng xung quanh như vùng cổ, trung thất. Nếu viêm amidan do vi khuẩn liêncầu nhóm A (S. pyogens) thì sẽ có nguy cơ gây thấp tim cho trẻ mà người ta gọibệnh này là thấp tim tiến triển hoặc gây thấp khớp cấp tính hoặc gây viêm cầuthận cấp.

Khi nào amidan cần được cắtbỏ?

Khi điều trị bằng thuốc khônghiệu quả: Khi amidan bị viêm thì cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tai,mũi, họng để được đánh giá mức độ của viêm amidan và bác sĩ sẽ có chỉ định kêđơn điều trị nội khoa (dùng thuốc). Nhưng nếu đã được điều trị tích cực, đúngphác đồ, dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ ngày mà amidan vẫn cứ bị viêmthì bác sĩ sẽ có chỉ định cắt amidan. Nên nhớ, cắt amidan là một thủ thuật tuykhông phức tạp nhưng phải thực hiện đúng chỉ định.

Khi amidan bị phì đại to ra gâytắc nghẽn đường thở và có thể gây nên hiện tượng ngừng thở khi trẻ ngủ, gây tímtái (do thiếu dưỡng khí), hay quấy khóc.

Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe:viêm mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, trong một năm có tới 6 -7 lần viêm cấptính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ hoặc amidan to, có nhiều hốc mủ, xétnghiệm mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm A kèm theo chỉ số phản ứng ASLO(antistreptolysin O) tăng cao trong máu có nguy cơ gây thấp khớp, biến chứngtim, hoặc viêm cầu thận cấp hoặc đã gây thấp tim tiến triển.

Cũng sẽ được xem xét khi đã cómột số biến chứng khác do viêm amidan gây ra như viêm phế quản nhiều lần, henphế quản, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc có những trường hợp amidan chỉ quá phátkhông viêm nhưng gây cản trở đường thở cũng như cản trở ăn uống thì cũng cầnđược bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm xem xét có nên cắt amidanhay không?

Tuy vậy người ta cũng khuyênkhông nên cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năngmiễn dịch của trẻ, mặt khác vì amidan chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ pháttriển lại) và thật thận trọng khi cắt amidan cho người trên 45 tuổi vì ở lứatuổi này còn nhiều bệnh kèm theo mà các bệnh đó được chống chỉ định trong cắtamidan như bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạchvành). Hơn nữa ở lứa tuổi này amidan thường bị xơ hoá nếu cắt có thể gây chảymáu nhiều và kéo dài, rất nguy hiểm cho tính mạng...

Cắt amidan có gây tai biếnkhông?

Cắt amidan cũng là một phẫu thuậtcho nên cũng có các tiềm ẩn tai biến như những phẫu thuật khác, đôi khi khó màlường trước được mặc dù hiện nay việc tiến hành thủ thuật cắt amidan bằng nhiềuphương pháp hiện đại hơn như cắt bằng dao điện, bằng tia laser...
 

Tuy nhiên cũng cần đề phòng mộtsố tác dụng phụ như do thuốc gây mê (gây dị ứng, sốc phản vệ,...), chảy máu saucắt amidan, hoặc rất hiếm gặp là ảnh hưởng đến phát âm... Vì vậy các bậc phụhuynh cần biết một số điều căn bản về amidan cũng như các bệnh và chỉ định khicắt amidan. Điều quan trọng là phải do bác sĩ tai mũi họng khám bệnh trực tiếpcho trẻ và có chỉ định điều trị chứ không được quá lo lắng về bệnh viêm amidancủa trẻ mà xin bằng được cắt amidan cho trẻ trong khi bác sĩ khuyên nên điều trịnội khoa (cho trẻ uống thuốc).

Theo PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu
SK & ĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.