Ăn nội tạng động vật mà không biết những điều này, cẩn thận tiền mất tật mang

Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng nội tạng động vật sẽ trở thành mối nguy đối với sức khỏe nếu người tiêu dùng không biết lựa chọn và thưởng thức đúng cách.

Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng nội tạng động vật sẽ trở thành mối nguy đối với sức khỏe nếu người tiêu dùng không biết lựa chọn và thưởng thức đúng cách.

Nguy cơ ngộ độc từ những nguồn nội tạng "bẩn"

Trong cơ thể động vật, gan có chức năng như một "nhà máy xử lý hóa chất" và sở hữu vai trò vô cùng quan trọng. Hầu hết mọi độc tố đều được chuyển về gan để cơ quan này "xử lý".

Tương tự như vậy, thận có chức năng thanh lọc và đào thải độc tố. Đây cũng là cơ quan thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại bên trong cơ thể.

Do đó, nếu như động vật bị mắc bệnh, ăn thức ăn không an toàn hoặc dùng thuốc quá liều, những độc tố, vi khuẩn, vi rút từ các nguồn trên hoàn toàn có khả năng đọng lại trong gan và thận của chúng. Bởi vậy, những trường hợp ngộ độc do ăn nội tạng động vật đã từng xảy ra không ít lần.

Các chuyên gia y tế kiến nghị, người tiêu dùng nên chọn mua những loại nội tạng động vật đã qua kiểm nghiệm và được chứng nhận an toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên ăn loại thực phẩm này ở mức độ vừa phải và chú ý tới cách chế biến để tránh nguy cơ bị ngộ độc.

Ăn nội tạng động vật mà không biết những điều này, cẩn thận tiền mất tật mang - Ảnh 1.

Nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm báo là những yếu tố cần được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn nội tạng động vật. (Ảnh minh họa).

Người bị bệnh tim mạch và béo phì cần cảnh giác

Trong số những loại nội tạng động vật, gan là thực phẩm sở hữu hàm lượng cholesterol và chất béo đặc biệt cao.

Đối với các loại động vật được cho ăn thức ăn tăng trọng để "vỗ béo", hàm lượng chất béo chứa trong gan của chúng có thể lên tới 10 – 30%.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, gan của những loài động vật được chăn thả hoặc cho ăn các loại thức ăn công nghiệp bình thường chỉ sở hữu hàm lượng chất béo thấp hơn 5% (ít hơn lượng chất béo trong thịt nạc).

Ngoài ra, thận và tim của các loài động vật được chăn nuôi theo tiêu chuẩn cũng sở hữu hàm lượng chất béo và protein ở mức an toàn.

Ăn nội tạng động vật mà không biết những điều này, cẩn thận tiền mất tật mang - Ảnh 2.

Nội tạng động vật không phải là loại thực phẩm có thể ăn một cách tùy tiện. (Ảnh minh họa).

Chú ý kiểm soát hàm lượng vitamin A hấp thu từ nội tạng động vật

Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy, người bình thường chỉ cần hấp thu 700-800mcg vitamin A mỗi ngày, cụ thể là 700mcg/ngày đối với nữ và 800mcg/ ngày đối với nam.

Tuy nhiên, nếu cơ thể con người hấp thụ quá 100 lần liều lượng vitamin A tiêu chuẩn trong một ngày thì sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc cấp tính.

Thậm chí, chỉ cần hàm lượng vitamin A đưa vào cơ thể vượt quá 25 lần ngưỡng an toàn và duy trì liên tục trong một thời gian dài, nạn nhân sẽ bị ngộ độc mạn tính.

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, bạn chỉ nên ăn gan gà hoặc gan lợn một lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 50g. Chỉ với 50g gan này, lượng vitamin A hấp thu vào cơ thể đã ở mức 5000mcg (gan gà) và 2500mcg (gan lợn).

Cần lưu ý rằng, vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các bà mẹ trong quá trình mang thai, nhưng hấp thu quá nhiều sẽ có nguy cơ gây dị tật thai nhi.

Trên thực tế, người trưởng thành khỏe mạnh bao gồm cả sản phụ có khả năng hấp thụ tối đa 3000mcg vitamin A mỗi ngày.

Với hạn mức vitamin A an toàn kể trên, các sản phụ có thể ăn gan động vật từ 1-2 lần trong một tháng, mỗi lần không quá 50g.

Ăn nội tạng động vật mà không biết những điều này, cẩn thận tiền mất tật mang - Ảnh 3.

Ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, việc kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng hấp thu từ các loại nội tạng cũng rất quan trọng đối với sức khỏe. (Ảnh: nguồn Internet).

Cách lựa chọn nội tạng động vật tươi ngon, bổ dưỡng

Gan: Nếu tươi ngon, gan sẽ có màu đỏ sẫm, trơn nhẵn không có nốt sần, khi nhấn đầu ngón tay vào có độ đàn hồi tốt. Trái lại, gan có cục sần màu vàng hay tím sẫm hoặc có mùi hôi là gan bệnh không nên mua.

Tim: Động vật khỏe mạnh thường có tim màu đỏ thẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại. Màng bọc ở phía bên ngoài dính liền với cơ tim.

Ngược lại, tim của những con vật bị bệnh thường có màu tím sẫm hoặc nhợt nhạt, cơ tim nhũn, mặt ngoài sần sùi hoặc có chỗ tụ máu. Nếu bị tràn màng dịch ngoài tim thì giữa tim và màng bọc có tích nước.

Cật: Màu hồng đỏ ngả sang màu tím, mặt ngoài thì nhẵn bóng, mềm mại là những đặc điểm của cật ngon.

Trong khi đó, cật của gia súc bị bệnh thường có chỗ tụ máu đỏ sẫm hoặc tím nhạt. Nếu phát hiện cật của động vật (đặc biệt là cật lợn) có giun ký sinh thì tốt nhất nên bỏ đi.

Lá lách: Lá lách trâu bò ngon thường dài, dẹt, hai đầu tròn, màu đỏ sẫm hơi xanh, sờ vào có cảm giác hơi xốp.

Phổi: Phổi tốt thường có màu xốp hồng, sờ vào hơi ướt, mềm, xốp và đàn hồi, dùng tay ấn vào thấy nhún sâu, bỏ ra lại đàn hồi như cũ là được.

Phổi mang mầm bệnh thường có màu nhợt nhạt hoặc đỏ sậm từng phần hoặc đỏ toàn bộ màng bọc ngoài, đôi khi có chỗ sần sùi hoặc có cục nhỏ rắn sờ vào thấy nhám như có cát rắc lên.


Theo Trí Thức Trẻ

ngộ độc thực phẩm

nội tạng động vật

vitamin A


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.