Ăn rau ngót: Tốt nhưng không nên ăn nhiều!

Nếu bạn là người thích ăn rau ngót thì hãy tham khảo những thông tin vô cùng quan trọng dưới đây nhé.

Nếu bạn là người thích ăn rau ngót thì hãy tham khảo những thông tin vô cùng quan trọng dưới đây nhé.

Rau ngót là loại rau phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và được nhiều người ưa thích. Theo Đông y, rau ngót có tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, thanh độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Lợi ích của rau ngót đối với sức khỏe:

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Trong rau ngót có inulin - một chất giúp làm chậm quá trình hấp quá trình hấp thụ đường (từ đường và cơm), nhờ đó giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Trị táo bón: Rau ngót chứa nhiều chất xơ, khi vào cơ thể sẽ sinh nhiều dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, giảm thiểu táo bón.

Chữa yếu sinh lý: Các hợp chất trong rau ngót có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid… Đây là các hợp chất giúp làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.

An rau ngot: Tot nhung khong nen an nhieu!

Giảm cân: Rau ngót có khả năng sinh nhiệt thấp, chứa ít calo, ít gluxit và lipid nhưng chứa nhiều protein nên rất có lợi cho những người muốn giảm cân. Nó sẽ giúp bạn không những no lấu mà còn không cần hấp thụ nhiều calo vào cơ thể.

Giảm huyết áp: Hợp chất papaverin trong rau ngót được coi là chất có tác dụng làm giãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Nhờ vậy, nếu ăn rau ngót hàng ngày sẽ góp phần giảm tình trạng huyết áp cao. Món ăn này có thể thích hợp cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.

Chữa sót nhau: Lá rau ngót tươi 40g, rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, gạn lấy 100 ml chia 2 lần, uống cách nhau 15 phút. Sau khoảng 10 - 15 phút, phần nhau còn sót lại sẽ bị tống ra.

An rau ngot: Tot nhung khong nen an nhieu!

Tác dụng phụ khi ăn nhiều rau ngót:

Giống như mọi loại rau khác, dù có lợi cho sức khỏe cũng không có nghĩa là bạn được ăn nhiều rau ngót. Trong quá trình tiêu hóa rau ngót sẽ sản sinh ra chất glucocorticoid, nếu chất này được sản sinh ra quá nhiều có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể.

Phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo không nên ăn nhiều rau ngót vì rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai.

Ngoài ra, ăn rau ngót cũng có thể gây mất ngủ, vì vậy những người già, người ít ngủ không nên ăn quá nhiều loại rau này.

Để giữ lại các chất dinh dưỡng sau khi chế biến rau ngót, bạn không nên cho đường vào nước cốt rau vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé!

Theo PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.