- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ Hà Nội khuyến cáo di chứng nặng nề hậu Covid-19: Tổn thương phổi, mất ngủ, trầm cảm,...
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân Covid-19 sau khi đã qua khỏi giai đoạn cấp tính vẫn có thể có những triệu chứng tồn tại dai dẳng như khó thở, mệt mỏi, đau cơ. Thậm chí nhiều F0 nhẹ hậu Covid-19 bị mất ngủ, rối loạn vị giác, chán ăn, rối loạn tâm thần, trầm cảm…
PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội cho biết bệnh viện đã thành lập khoa Hồi phục chức năng hậu Covid-19, với 40 giường bệnh, chăm sóc F0 về thể chất và tinh thần trước khi xuất viện.
Những bệnh nhân Covid-19 sau giai đoạn hồi sức sẽ được chuyển sang khoa Hồi phục chức năng hậu Covid-19. Tại đây, các chuyên gia phục hồi chức năng hô hấp, tâm lý trị liệu sẽ tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Như vậy, bệnh viện sẽ giải phóng nhanh các khu vực hồi sức để có giường đón bệnh nhân mới.
Theo bác sĩ Hải, tổn thương nặng nhất đối với bệnh nhân mắc Covid-19 đó là tổn thương về phổi, hô hấp. Giai đoạn đầu là sự tấn công của virus SARS-CoV-2, giai đoạn sau là sự tương tác của cơ thể, tổn thương phổi đòi hỏi phải có nhiều thời gian để hồi phục dần. Đây là tổn thương nguy hiểm nhất đối với hậu Covid-19, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người bệnh.
Bên cạnh đó còn có những tổn thương khác như yếu cơ toàn thân, loét tuỳ đè, đột quỵ, bệnh lý nền kèm theo.
Bác sĩ Hải cho hay, có bệnh nhân nặng sau 2 tháng điều trị hồi sức tích cực, về nhà đã bỏ được thở oxy, chứng tỏ một số vùng phổi cũng đã lành trở lại và phục hồi được. Tuy nhiên, cũng có những người bị tổn thương phổi lớn hai bên, thậm chí không còn chỗ nào tình trạng phổi lành nữa, rất khó qua khỏi.
Đặc biệt, đối với những F0 nhẹ, chưa bị tổn thương phổi nhưng phàn nàn bị mất ngủ, rối loạn vị giác, chán ăn, thậm chí rối loạn tâm thần, trầm cảm… một số vấn đề khác như rối loạn kinh nguyệt…
PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội
Bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ, Quyền Trưởng Khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, virus SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đa cơ quan, bệnh nhân Covid-19 sau khi đã qua khỏi giai đoạn cấp tính vẫn có thể có những triệu chứng tồn tại dai dẳng như khó thở, mệt mỏi, đau cơ.
Có những rối loạn bệnh nhân hậu Covid-19 phải đối mặt như tình trạng suy giảm thể chất, nhận thức, rối loạn chú ý giảm khả năng tập trung. Đặc biệt, ảnh hưởng tới việc quay trở lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày.
"Một số bệnh nhân do can thiệp trong hồi sức có thể gặp như rối loạn nuốt sau khi đặt ống nội khí quản hay những rối loạn về sau. Chúng tôi can thiệp tất cả vấn đề về rối loạn chức năng của bệnh nhân", bác sĩ Thơ thông tin.
Theo nữ bác sĩ, tuỳ từng rối loạn chức năng bệnh nhân gặp phải ảnh hưởng trong sinh hoạt hàng ngày. Những bệnh nhân tổn thương phổi, xơ phổi nặng sẽ giảm chức năng thông khí của phổi, rối loạn chức năng hô hấp dễ khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, hụt hơi, bệnh nhân ho dai dẳng. Với triệu chứng như vậy bệnh nhân rất khó quay trở lại với công việc hàng ngày bình thường như trước đây.
"Chúng tôi có trao đổi với một số bệnh nhân sau khi ra viện ở đơn vị hồi sức cấp cứu họ không thể trở lại công việc cũ. Có rất nhiều bệnh nhân thậm chí nặng hơn nữa khi không thể giao lưu với hàng xóm, gần như chỉ làm những hoạt động đơn giản trong gia đình. Như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cả về tâm lý lẫn thể chất", bác sĩ Thơ cho hay.
Quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng cho hay, với bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng cũng có thể có những biến chứng hậu Covid-19 sau này như bị rối loạn giấc ngủ...
Hiện, Khoa phục hồi chức năng đang xây dựng bộ công cụ để theo dõi bệnh nhân lâu hơn. Có những bệnh nhân cần được theo dõi kéo dài trong thời gian tới 6 tháng, thậm chí có những nghiên cứu theo dõi bệnh nhân tới 1 năm để có thể tầm soát, sàng lọc đối tượng có nhu cầu tiếp tục can thiệp về mặt y tế có thể phục hồi chức năng, tâm lý.
Với bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ sau này có vấn đề về mặt sức khoẻ như khó thở, rối loạn phát sinh khi hoạt động thể dục kháng sức phải gặp nhân viên y tế. Từ đó, mới xác định xem có nằm trong những ảnh hưởng hậu Covid-19 hay không hay bệnh lý nào khác. Biến chứng hậu Covid-19 hay gặp ở bệnh nhân có nguy cơ cao, đối với những người cao tuổi chứ không phải tất cả đối tượng mắc Covid-19 đều gặp phải.
Từ đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên chủ quan hay tâm niệm "trước sau gì cũng mắc Covid-19". PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho rằng, cộng đồng phải đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế và cơ quan chuyên môn.
Các bác sĩ khuyến cáo di chứng nặng nề hậu Covid-19
Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Hà Nội hiện có 1.842 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ nhẹ và không triệu chứng; 1.767 ca ở mức độ trung bình; 408 ca ở mức nặng, nguy kịch.
Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 336 trường hợp phải thở oxy mask, gọng kính; 26 trường hợp thở oxy dòng cao HFNC; 6 trường hợp thở máy không xâm lấn; 38 trường hợp thở máy xâm lấn; 2 trường hợp phải lọc máu.
Mỗi ngày, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội tiếp nhận 20 - 30 F0 trong tình trạng nặng. Đến nay, bệnh viện có gần 200 bệnh nhân nặng và nguy kịch. Trong số này, 40-60 người phải thở máy.
"Đa số bệnh nhân nguy kịch chưa được tiêm vaccine, số ít chỉ mới tiêm 1 mũi. Họ đều lớn tuổi từ 80 - 90, hoặc sát 100, nhiều bệnh nền, càng điều trị càng nặng", bác sĩ Hải nói và khuyến cáo các cụ già nhiều bệnh nền nên được tiêm vaccine phòng Covid-19 càng sớm càng tốt.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
-
Sức khỏe2 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe3 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe6 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe7 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe10 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe20 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.