Bé trai 5 tuổi tử vong khi ngủ trưa tại trường mẫu giáo, cha mẹ và cô giáo sụp đổ vì nguyên nhân không ngờ

Câu chuyện của cậu bé 5 tuổi tử vong tại lớp học mẫu giáo đã khiến nhiều bậc phụ huynh sợ hãi bởi nguyên nhân mà họ cũng như các cô giáo rất thường xuyên mắc phải.

Câu chuyện của cậu bé 5 tuổi tử vong tại lớp học mẫu giáo đã khiến nhiều bậc phụ huynh sợ hãi bởi nguyên nhân mà họ cũng như các cô giáo rất thường xuyên mắc phải.

Theo trang tin Sohu, có một cậu bé 5 tuổi tên là Tiểu Vạn đang học tại trường mẫu giáo địa phương. Như thường lệ, buổi sáng mẹ cho Tiểu Vạn ăn cơm gà, còn uống một ly sữa, sau đó đến trường mẫu giáo. Đến giờ ăn trưa, cô giáo Lâm nhắc nhở các bạn nhỏ không được lãng phí thức ăn, nhất định phải ăn hết. Vốn dĩ, Tiểu Vạn là đứa bé ngoan, cô giáo nói như thế nào là răm rắp nghe theo, cho nên dù thức ăn lúc sáng chưa kịp tiêu hết, cậu bé vẫn cố gắng há miệng thật to để ăn hết cơm trưa.

Đến khoảng 12 giờ 10 phút, cô giáo Lâm đưa các bạn về phòng ngủ trưa, sau khi hát hết 3 bài hát, cô yêu cầu các bạn nhỏ nhắm mắt và ngủ. Tuy nhiên, lúc này Tiểu Vạn vẫn còn thức, khi cô hỏi thì cậu bé nói rằng mình không ngủ được vì quá no. Cô giáo Lâm nhất định bảo Tiểu Vạn ngủ trưa, nếu không chiều cao sẽ không phát triển. Sau đó, Tiểu Vạn quay về phòng ngủ cùng các bạn.

Bé trai 5 tuổi tử vong khi ngủ trưa tại trường mẫu giáo, cha mẹ và cô giáo sụp đổ vì nguyên nhân không ngờ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đến 2 giờ chiều, đa số các bạn nhỏ đều thức giấc trở về lớp học. Cô giáo Lâm phát hiện Tiểu Vạn vẫn chưa thức, nghĩ rằng cậu bé ngủ trễ hơn nên không đánh thức. Đợi đến 20 phút sau, cô giáo Lâm quay lại gọi Tiểu Vạn, liền phát hiện cậu bé không hề có phản ứng, chỉ thấy sắc mặt thâm tím, mũi và miệng cũng đổi sắc. Linh cảm điều không hay, cô giáo Lâm đưa tay lên mũi thì phát hiện Tiểu Vạn đã ngừng thở. Ngay lập tức, cô đưa cậu bé đến phòng y tế rồi vội vã gọi cho phụ huynh đưa Tiểu Vạn đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, khi đến nơi các bác sĩ đã hoàn toàn bất lực.

Bé trai 5 tuổi tử vong khi ngủ trưa tại trường mẫu giáo, cha mẹ và cô giáo sụp đổ vì nguyên nhân không ngờ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi kiểm tra khám nghiệm tử thi, bác sĩ cho biết nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Tiểu Vạn là do cậu bé ăn quá no và đi ngủ liền. Trong quá trình đó, thức ăn không tiêu hóa hết và gây ra tình trạng tắc nghẽn thức ăn ở khí quản, dẫn đến việc nghẹt thở và cậu bé đã không thể cứu sống được. Lời chẩn đoán của bác sĩ khiến cô giáo Lâm ngất ngay tại chỗ và cô không ngừng trách mình. Có lẽ đây là mối ân hận theo cô đến suốt đời. Sự việc cũng được đưa cho các cơ quan điều tra, nhà trường sau đó cũng đã phải chịu trách nhiệm bồi thường, riêng cô Lâm đã bị sa thải và cùng gia đình Tiểu Vạn lo hậu sự cho cậu bé.

Đây là bài học vô cùng đắt giá cho các cô giáo mầm non và các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con trẻ. Cần lưu ý, khi bắt cháu ăn quá no thì đừng ép cháu đi ngủ ngay. Như trường hợp của Tiểu Vạn, do sự bất cẩn của người lớn mà cậu bé đã tử vong. Mọi người nên nhớ rằng, trẻ con làm gì cũng có nguyên nhân của nó. Sau khi ăn no, thay vì bắt chúng đi ngủ ngay, phụ huynh hoặc cô giáo có thể trò chuyện hoặc cho chúng ngồi chơi một chút, như vậy hệ tiêu hóa mới có thời gian hoạt động.

Với các cô giáo mầm non, cần phải hết sức quan tâm đến tình hình của trẻ từ lúc bố mẹ đưa đến trường đến lúc đón về. Sau khi ăn trưa xong, trẻ con ngủ trễ một chút cũng không sao, quan trọng là chúng cần thoải mái rồi mới ngủ một cách tự nhiên được. Trong quá trình các bé ngủ, cô giáo nên giám sát chặt chẽ, để khi có điều gì bất ổn vẫn có thể cấp cứu kịp thời. Với trường hợp của bé Tiểu Vạn, do cô giáo hết sức sơ hở khi để bé ngủ thêm 20 phút. Trong quá trình này, bé đã không được cứu chữa kịp thời.

Bé trai 5 tuổi tử vong khi ngủ trưa tại trường mẫu giáo, cha mẹ và cô giáo sụp đổ vì nguyên nhân không ngờ - Ảnh 3.

Cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bình tĩnh sơ cứu khi phát hiện trẻ bị tắc nghẽn thức ăn (Ảnh: Internet)

Nếu phát hiện trẻ nhỏ có tình trạng tắc nghẽn thức ăn nhưng chưa kịp đi cấp cứu, các cô giáo nên bình tĩnh xử lý theo từng bước như sau:

- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

- Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

- Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh thức ăn ứ đọng trong mũi, miệng.

- Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm cách khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

- Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

- Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người trông trẻ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich). Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.

Hy vọng đây là bài học đắt giá với các bậc phụ huynh và mong sẽ không có tình trạng nào đáng tiếc xảy ra như thế nữa!

Theo Trí Thức Trẻ



tử vong

trẻ mẫu giáo

ăn trưa

ăn no


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.