Bệnh loãng xương đe dọa đàn ông

Thật sai lầm khi nghĩ loãng xương là bệnh của nữ giới, bởi hơn 10% nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương. Tỷ lệ đàn ông mắc bệnh này càng nhiều và trẻ hóa dần.

Thật sai lầm khi nghĩ loãng xươnglà bệnh của nữ giới, bởi hơn 10% nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương. Tỷ lệ đànông mắc bệnh này càng nhiều và trẻ hóa dần.

Đó là kết quả nghiên cứu mớinhất tại TP HCM của bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp,Bệnh viện Nhân dân 115. Nghiên cứu cho thấy, nam giới dễ bị gãy cổ tay,xương đùi, xương đốt sống nếu như bị loãng xương. Nguy hiểm hơn, có đến 30%nam giới tử vong sau 12 tháng bị gãy xương hông, trong khi tỷ lệ này ở nữchỉ 12%. 

Do nhậu nhẹt, lười vậnđộng

Xoay người một cách vất vả,ông T. 52 tuổi (ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, thấy đau lưng, ông đi khámbệnh mới biết bị loãng xương ở cột sống. Tiến sĩ Lê Anh Thư, Trưởng khoa NộiCơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho biết, khối lượng can xi trongxương cột sống của ông T. đã mất 40%, đây là trường hợp loãng xương sớm.

Bệnh loãng xương đe dọa đàn ông

Thật sai lầm khi nghĩ loãng xương là bệnh của nữ giới, bởi hơn 10% nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương



Loãng xương ở nam giới thường xuất hiện sau 60 tuổi và gãy xương thường gặpsau tuổi 70. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng từng tiếp nhận nhiều nam giới loãngxương khi chưa tới 30 tuổi. Do đó, sẽ là sai lầm khi coi loãng xương là bệnhchủ yếu của nữ giới.  

Theo nghiên cứu thực hiện năm2010 của bác sĩ Thục Lan, tỷ lệ nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương chiếmđến 10,4% (tương đương với bệnh ung thư tiền liệt tuyến), trong khi trướcđây chỉ có 8%. Tỷ lệ nam giới loãng xương ngày càng tăng, tuổi bị gãy xươngcó xu hướng trẻ hơn do ít vận động, uống nhiều rượu bia, thuốc lá, sử dụngthuốc corticoid kéo dài, giảm hormone sinh dục trong cơ thể…

Bệnh diễn tiến âm thầm

Theo bác sĩ Thư, loãng xươnglà một rối loạn chuyển hoá làm giảm khối lượng và chất lượng xương theo thờigian. Do đó, xương dễ bị lún, xẹp, gãy dù bị chấn thương rất nhẹ. Cách hạnchế là phát huy mật độ và chất lượng xương khi còn trai trẻ. Vì ở lứatuổi 20 - 30, khối lượng xương đạt đỉnh. Do đó, khi còn ở tuổi thanh thiếuniên, cần tạo khối lượng xương tốt bằng cách vận động cơ thể, chế độ ăn uốngđầy đủ canxi và vitamin D.

Tuy nhiên, bác sĩ Thục Lan longại, hiện nay lượng canxi từ thức ăn hằng ngày chỉ bằng phân nửa nhu cầu vàcó đến 20% nam giới thiếu vitamin D. Mặt khác, thế hệ trẻ chỉ lo học, ngồisuốt ngày trong nhà xem TV, dùng máy vi tính, nghiện game… Vì vậy, thế hệsau dễ bị loãng xương sớm hơn khi về già vì khối lượng xương không đạt tớiđỉnh, hậu quả của việc không “tích góp” đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.  

Loãng xương thường diễn tiếnâm thầm, biểu hiện đau rất mơ hồ ở vùng lưng, thắt lưng, tứ chi; đau theokhoanh cơ thể do các đốt sống bị xẹp, lún gây chèn ép các dây thần kinh. Nếukhông điều trị kịp thời, bệnh có thể gây còng lưng, gù vẹo cột sống và tăngnguy cơ tử vong. 

Theo Nguyễn Thanh
Bệnh loãng xương đe dọa đàn ông



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.