Các bà nội trợ không ngờ những sai lầm này có thể gây nhiễm độc thực phẩm

Có rất nhiều loại vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng là tác nhân gây nhiễm độc thực phẩm. Thực phẩm chứa độc tố có nguy cơ lớn gây hại cho sức khỏe con người.

Có rất nhiều loại vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng là tác nhân gây nhiễm độc thực phẩm. Thực phẩm chứa độc tố có nguy cơ lớn gây hại cho sức khỏe con người.

Sau đây là một số điều không ngờ lại có thể khiến thực phẩm bị nhiễm độc.

Không vệ sinh tủ lạnh

Hãy thường xuyên kiểm tra các thực phẩm trong tủ lạnh và bỏ các thực phẩm thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng. Vệ sinh các ngăn tủ lạnh mỗi 1 hoặc 2 tuần với xà phòng hoặc nước tẩy rửa nhẹ.

Bất cứ khi nào có thể, hãy vệ sinh tay cầm ngăn cửa tủ lạnh vì cũng giống như tay cầm cửa phòng tắm, đây là nơi được cầm, nắm thường xuyên nhất cho nên cũng chứa thêm nhiều loại vi khuẩn nhất.

Không rửa tay

Các bà nội trợ không ngờ những sai lầm này có thể gây nhiễm độc thực phẩm - Ảnh 1.

Thói quen rửa tay vào các thời điểm trước, trong và sau khi chuẩn bị các món ăn sẽ làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngay cả khi tay bạn trông có vẻ sạch, chúng vẫn hoàn toàn có thể nhiễm một số vi khuẩn thông qua các hoạt động vệ sinh, thay tã, vuốt ve chó mèo hay xử lý thịt sống…

May mắn thay, việc rửa tay đúng cách không phải là điều khó khăn. Các chuyên gia khuyến cáo nên chà xát với xà phòng và nước trong thời gian ít nhất là 20 giây sau đó lau khô tay với một chiếc khăn sạch.

Uống nước chưa qua xử lý

Nước chưa qua xử lý là nơi sinh sản cho các sinh vật như Salmonella và E.coli. Ngay cả khi tránh uống nguồn nước máy chưa được qua xử lý, bạn vẫn gặp nguy cơ nhiễm khuẩn từ việc đánh răng, ăn trái cây, rau quả được rửa bằng nguồn nước này.

Vì vậy, khi đến những nơi vẫn sử dụng nguồn chưa được qua xử lý thì tốt hơn hết hãy chọn một chai nước đóng chai.

Vệ sinh nhà bếp

“Hỗn loạn” có thể diễn ra trong quá trình chế biến thức ăn, điều này có thể gây nhầm lẫn cho việc lựa chọn sử dụng dao thớt để chế biến đồ sống và đồ chín. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự lây nhiễm chéo xảy ra. Vậy nên, cần tách riêng và sử dụng đúng những dụng cụ cho từng đối tượng thực phẩm.

Thịt và các món ăn cần được đun chín (ví dụ đối với thị heo, thịt bò và trứng, nhiệt độ tối thiểu cần đun nấu đến là khoảng 71 độ C.), đây là điều quan trọng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Lý tưởng nhất là sử dụng loại nhiệt kế có thể kiểm tra được nhiệt độ bên trong thịt, hải sản và các món ăn…

Khi chùi dọn nhà bếp, phải đảm bảo vệ sinh kỹ với dung dịch diệt khuẩn. Sử dụng miếng bọt biển cũ là điều kiện lý tưởng làm lây lan vi khuẩn, vi-rút. Một số loại bọt biển có thể cho vào máy rửa chén hoặc lò vi sóng để diệt khuẩn hoặc đơn giản hơn hãy mua một miếng bọt biển mới.

Quá liều vitamin

Triệu chứng ngộ độc vitamin cũng giống như ngộ độc thực phẩm bao gồm tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Các loại vitamin và khoáng chất thường bị lạm dụng nhất là vitamin C, selen và kẽm. 

Ăn quá nhiều các thực phẩm như ngũ cốc, mì ống và các thanh bổ sung năng lượng cũng như lạm dụng multivitamins là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng quá liều vitamin, khoáng chất.

Sử dụng túi vải

Các bà nội trợ không ngờ những sai lầm này có thể gây nhiễm độc thực phẩm - Ảnh 2.

Sử dụng túi vải đem lại lợi ích cho môi trường nhưng nếu các chiếc túi này không được bảo quản đúng cách thì nó thực sự nguy hại. Chỉ một phần nhỏ trong số người sử dụng túi vải ở Mỹ có thói quen vệ sinh túi vải thường xuyên. 

Việc không vệ sinh túi vải sẽ biến chính chiếc túi trở thành nơi hoàn hảo cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển và gây hại.

Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng các chiếc túi ni-lông bao gói cẩn thận thịt và các thực phẩm tươi sống trước khi cho vào túi vải của mình. Ngoài ra, hãy chắc chắn là chiếc túi vải phải được giặt rửa thường xuyên trước khi sử dụng.

Theo Trí thức trẻ


thực phẩm bị nhiễm độc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.