Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng

Ăn một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng thật đáng ngạc nhiên khi đồ làm bếp cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng thật đáng ngạc nhiên khi đồ làm bếp cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) có thể ban hành các quy định nghiêm ngặt về thành phần cho phép trong các dụng cụ nấu nướng để đảm bảo an toàn, tuy nhiên điều đó cũng không đảm bảo được những nguy cơ gây hại sức khỏe do lỗi từ phía người sử dụng.

Chẳng hạn như một chiếc nồi bằng thép không gỉ nếu bị cạo xước bởi thìa kim loại sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì chính những vết trầy xướng đó.

Sau đây là một số đồ làm bếp có thể khiến thực phẩm bị nhiễm độc, vì vậy các bà nội trợ nên lưu tâm khi sử dụng những vật dụng này để tránh gây hại cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

1. Đồ nhôm

Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng - Ảnh 1.

Đồ nhôm có giá không cao, dẫn nhiệt tốt. Tuy nhiên, khi chế biến các thực phẩm có tính axit như sốt cà chua sẽ hòa tan một lượng nhôm vào chung với thức ăn.

Hầu hết nhôm được đào thải qua thận nhưng điều này không thay đổi được sự thật là nhôm nằm trong những chất độc hàng đầu của cơ quan đăng ký dịch bệnh và độc chất, Hoa Kỳ.

Cách khắc phục là hãy chọn mua các đồ làm bếp bằng nhôm đã được xử lý bằng phương pháp điện phân, điều này ngăn không cho nhôm bị rửa trôi.

2. Đồ đồng

Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng - Ảnh 2.

Dụng cụ làm xoong chảo bằng đồng được các đầu bếp xem là tiêu chuẩn vàng. Đồ đồng phổ biến vì khả năng dẫn nhiệt và duy trì nhiệt độ ổn định. Tuy nhiên, các gia đình sử dụng đồ đồng để nấu ăn cần biết rằng thực phẩm có tính axit có thể hòa tan lớp lót, từ đó đồng xâm nhập vào thức ăn.

Đồng tuy là một khoáng chất thiết yếu nhưng ở nồng độ cao nó có thể gây nguy hiểm.

3. Dụng cụ nấu ăn bằng nhựa

Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng - Ảnh 3.

Một chiếc thìa nhựa còn lại trên chảo nóng sẽ nhanh chóng tan chảy và phơi nhiễm vào thức ăn các hóa chất độc hại. Hãy sử dụng thìa gỗ hoặc thìa inox để tránh khỏi vấn đề này.

4. Thớt nhựa

Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng - Ảnh 4.

Sử dụng thớt nhựa hay thớt gỗ, loại nào là an toàn hơn vẫn đang là một vấn đề tranh cãi. Mặc dù thớt nhựa dễ vệ sinh nhưng bề mặt của nó dễ bị ảnh hưởng bởi những vết cắt, điều này sẽ tạo ra nơi trú ẩn cho vi khuẩn.

Để giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trên thớt, bạn nên vệ sinh bằng dung dịch nước clorine hoặc rửa thớt bằng nước nóng. Nếu thớt có quá nhiều nhát cắt thì đã đến lúc thích hợp để thay cái mới.

5. Đồ nhựa chứa BPA (Bisphenol A)

Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng - Ảnh 5.

BPA là một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong việc sản xuất nhựa. Đây là thành phần chính được sử dụng trong nhựa polycarbonate để sản xuất dụng cụ chứa thức ăn và làm chai nước.

Theo một khảo sát vào năm 2003 được thực hiện bởi trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật CDC, Mỹ phát hiện BPA trong 93% mẫu nước tiểu của 2.517 người từ 6 tuổi trở lên. Điều lo ngại nhất là nghiên cứu trên động vật cho thấy BPA ảnh hưởng đến con non mới sinh và bào thai.

6. Đồ bằng thép không gỉ

Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng - Ảnh 6.

Trong điều kiện bình thường, nồi chảo bằng thép không gỉ là những dụng cụ lý tưởng. Nó bền và dễ dàng sử dụng nhưng lại dễ bị trầy xước.

Khi bị trầy xước, nó rò ra các khoáng chất như sắt, crôm và niken vào thức ăn. Những kim loại này không gây hại ở lượng nhỏ nhưng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe khi tích lũy quá nhiều trong cơ thể.

Cha mẹ sử dụng dụng cụ bếp bằng thép không gỉ cũng cần cẩn trọng khi trẻ bị dị ứng sắt hay niken.

7. Đồ làm bếp có tráng Teflon

Những đồ làm bếp có thể gây độc: Các bà nội trợ cần lưu tâm khi sử dụng - Ảnh 7.

Teflon là một loại sơn phủ chống dính thành phần chủ yếu là polymer PTFE (polytetrafluoroethylene) tổng hợp. Teflon là một giải pháp tối ưu cho các đầu bếp thực hiện món chiên ráng. Nhưng lớp chất này có thể giải phóng khí độc nguy hiểm khi ở nhiệt độ cao.

Ăn quá nhiều thực phẩm bị “ám” lớp khí này có thể gây ra các triệu chứng giống cúm và được gọi dưới cái tên là “cúm Teflon”. Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi được đặt trên bếp chỉ sau 2 đến 5 phút những chiếc chảo chống dính có thể đạt đến nhiệt độ mà lớp chống dính bắt đầu giải phóng khí độc.


Theo Trí Thức Trẻ

Hộp nhựa

dụng cụ nấu ăn

đồ dùng bếp

thớt nhựa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.