Cách nhận biết thực phẩm chứa chất độc hại nguy hiểm

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, dưới đây là một số cách giúp bạn có thể nhận biết được đâu là thực phẩm chứa hóa chất độc hại nguy hiểm.

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, dưới đây là một số cách giúp bạn có thể nhận biết được đâu là thực phẩm chứa hóa chất độc hại nguy hiểm.

1. Thịt siêu nạc chứa hóa chất có thể gây ung thư

Thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất độc hại lớp mỡ rất mỏng.  Thịt lợn siêu nạc được ăn hóa chất, lớp mỡ thường rất mỏng, có khi dày chưa đến 1 cm. Trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường dày khoảng 1,5 - 2cm.

(m2)Cách nhận biết thịt siêu nạc chứa hóa chất độc hại - ảnh 2

Hãy chọn thịt sạch để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình

Thịt lợn siêu nạc có chứa hóa chất có màu đỏ sậm bất thường, sáng và bóng, thịt nhũn, độ đàn hồi kém. Thịt lợn bình thường thì có màu hồng tươi. Đối với thịt siêu nạc có chứa hóa chất độc hại, khi sờ lên bề mặt của khối thịt có cảm giác như ứ nước ở bên trong.

2. Nhận biết rau củ có chứa hóa chất

Các nhà khoa học đã khẳng định bằng cảm quan rất khó có thể nhận biết được rau nào là rau an toàn, rau nào là rau không an toàn. Các nhà khoa học đã khẳng định bằng cảm quan rất khó có thể nhận biết được rau nào là rau an toàn, rau nào là rau không an toàn.

Hãy lựa chọn rau, quả tươi cần chú ý đến hình dáng bên ngoài như: Phải còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống; Cảnh giác với loại quá mập, "phổng phao"; Về màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo; Không chọn các loại quả xanh và màu sắc bất thường.

Chú ý cảm giác "nhẹ bỗng" của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích tăng trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật; Nhiều loại quả còn dính hóa chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả... có các vết lấm tấm hoặc vết trắng; Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật.

3. Cách nhận biết bún chứa chất độc gây ung thư

Theo các chuyên gia, bún trước đây làm bằng gạo nguyên chất, sợi bún có màu trắng đục chứ không trong như hiện nay. Bún được làm bằng bột khoai mì tươi, bột lọc sợi bún thường có màu đen, dễ bị nát vụn. Còn loại bún có hóa chất Tinopal nhìn rất trắng, bóng đẹp, hoàn toàn không để lại mùi vị, khi đưa ra ánh sáng mặt trời sợi bún thường trắng óng ánh.

Bún trước đây làm bằng gạo nguyên chất, sợi bún có màu trắng đục chứ không trong như hiện nay

Loại bún ngon nhìn thường có màu trắng ngà của bột gạo, làm bằng bột gạo thơm, dẻo và nhanh có mùi chua. Bún có hóa chất Tinopal thì để lâu khó thiu mà sẽ chuyển sang màu xanh, khô cứng. Chất Tinopal - huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư.

Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

4. Nhận biết măng tươi ngâm hóa chất

Măng tươi tự nhiên thường có màu vàng tươi nhạt,hoặc hơi thâm đen do ngâm muối, dai, còn măng ngâm hóa chất màu trắng nhợt nhạt hoặc màu vàng đậm do được ngâm bột vàng., giòn và dễ bẻ gãy. Khi chọn măng, nếu ngửi thấy mùi hóa chất hoặc măng không có mùi tự nhiên thì không nên mua.Tốt nhất nên mua gốc măng tươi chưa qua xử lý về nhà chế biến. Nên chọn gốc thô, đều nhau, vỏ mỏng, nhiều nước, măng không bị héo, tuy nó giòn nhưng non. Khi cắt gọt phải nên ngâm qua đêm để giảm bớt chất độc.

5. Cách phân biệt hải sản ngâm hóa chất

Để đánh lừa người tiêu dùng, trước khi đem bán, người ta đã ngâm nước, rửa thật kỹ những sản phẩm được bảo quản bằng urê nên người mua không tinh ý vẫn sẽ mua phải. Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết được bằng cảm quan.

 Hải sản "ngâm" urê, javen có thể gây rối loạn tuyến giáp, ảnh hưởng đến gan, thận. Ảnh: MH

Với các loại hải sản khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã được xử lý để giảm bớt mùi. Ngoài ra, mô thịt thường nhão, không săn chắc tự nhiên như hải sản còn tươi sống. Với cá ướp urê nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường. Độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển. Tương tự, với mực, bạch tuộc, tôm… nhìn tươi nhưng sờ vào sẽ mềm; khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, có mùi hôi…

Để tránh mua phải hải sản "ngâm" hóa chất, khi chọn hải sản người mua nên kiểm tra kỹ. Nên chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không nên ăn.

Hà Linh/VietNamNet (tổng hợp)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.