Cách phân biệt nhãn lồng Hưng Yên thật và giả

Nhãn lồng Hưng Yên thật quả to, khi bóc cùi ráo nước, nhìn thấy hạt bên trong chỉ lờ mờ do cùi dày. Khi ăn cùi giòn, ráo, hương vị thơm.

Nhãn lồng Hưng Yên thật quả to, khi bóc cùi ráo nước, nhìn thấy hạt bên trong chỉ lờ mờ do cùi dày. Khi ăn cùi giòn, ráo, hương vị thơm.

Hiện trên thị trường , đặc biệt là Hà Nội xuất hiện rất nhiều loại nhãn được người bán hàng giả mạo là nhãn lồng Hưng Yên để dễ bán hàng. Mẹo phân biệt dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng chọn mua được đúng sản phẩm nhãn lồng  Hưng Yên.

Thứ nhất, về mùa vụ, bà Đoàn Thị Chải, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên cho hay, mùa nhãn lồng Hưng Yên thông thường chỉ kéo dài trong vòng một tháng, từ khoảng 20/8 đến cuối tháng 9. Do đó, nếu thấy thị trường bán tràn lan “nhãn lồng Hưng Yên” mà không rơi vào thời điểm trên thì có thể là nhãn lồng Hưng Yên giả mạo.

Về hương vị nhãn lồng Hưng Yên thật, ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (ước sản lượng nhãn lồng Hưng Yên của Hiệp hội này khoảng 100 tấn), cho hay, nhãn lồng Hưng Yên quả to bằng một quả vải nhỏ, khi bóc cùi ráo nước, nhìn chỉ thấy hạt lờ mờ bên trong do cùi dày. Khi ăn cùi giòn, ráo, hương vị thơm.

Nhãn lồng Hưng Yên thật
Nhãn lồng Hưng Yên thật quả to, khi bóc cùi ráo nước, nhìn thấy hạt bên trong chỉ lờ mờ do cùi dày

Ông Bát cũng chia sẻ, thương hiệu vải thiều Thanh Hà, vải thiều Bắc Giang và nhãn lồng Hưng Yên thường bị những đi bán lấy để ghép vào sản phẩm của mình để dễ bán, do đó điều quan trọng là người tiêu dùng có nhận ra hay không.

Về cảm quan bên ngoài, khi chở nhãn lồng Hưng Yên từ Hải Dương hay Hưng Yên lên Hà Nội bán thì quả và lá đều còn tươi nguyên, nếu ở các nơi khác chuyển đến thì quả sẽ héo đi, chất lượng bị giảm sút.

Ông Trịnh Văn Thịnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam (phường Hồng Nam, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) khác với nhãn “dỏm”, nhãn lồng Hưng Yên vỏ dày, màu vàng tự nhiên, cùi giòn, hạt nhỏ, có mùi thơm tự nhiên, đáy có hai dẻ cùi lồng xếp khít vào nhau.

Đồng tình với ông Vũ Đình Bát, ông Trịnh Văn Thịnh cho hay, nhãn lồng Hưng Yên “dỏm” do không phải từ Hưng Yên chuyển lên các thành phố lớn như Hà Nội… nên khâu bảo quản, vận chuyển nên muốn giữ tươi lâu, trước khi đưa ra thị trường người bán hàng có thể đã xử lý qua hóa chất bảo quản. Do vậy, nhãn “dỏm” có vỏ mỏng, màu vàng sậm, múi mềm, ăn ngọt hắc, lá dài to và dày hơn.

Theo VietQ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.