Cách phòng và tránh bệnh cho trẻ khi trời trở gió

Trời trở gió cũng là lúc các bậc phụ huynh đặc biệt lo lắng cho sức khỏe của con mình bởi đây chính là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhất.

Trời trở gió cũng là lúc các bậc phụ huynh đặc biệt lo lắng cho sức khỏe của con mình bởi đây chính là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhất.

Một số bệnh trẻ dễ mắc phải khi trời trở gió

Gió mùa đông bắc tràn về, do hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh. Một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi trời trở gió là cảm cúm, sốt, các bệnh đường hô hấp như phế quản, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não... Ngoài ra, thời điểm này trẻ cũng dễ mắc phải các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy do rota vi rút.

Biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ khi gió mùa về

Giữ ấm cho trẻ: 

Chăm sóc trẻ khi trời trở gió

Để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của gió mùa, bố mẹ cần chú ý trước tiên đến chuyện ăn mặc để giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ bị ho, cảm. Tuy nhiên, đây là thời điểm nhiệt độ giảm nhưng giảm chưa sâu, vì thế cần chọn các loại quần áo có độ dày vừa phải, tốt nhất là quần áo dài tay bằng chất liệu dệt kim, cotton... hay các chất liệu thoáng mát, dễ thấm mồ hôi và không để hở cổ, bụng.  

Thêm một đặc điểm cần lưu ý những ngày trời chuyển gió là nhiệt độ sáng sớm và đêm xuống khá thấp nên cần mặc ấm cho trẻ hơn. Nên mặc thêm áo khoác mỏng nếu cho trẻ đi ra ngoài vào buổi sáng để đến trưa, khi trời hửng nắng, ấm áp hơn, có thể cởi bỏ bớt áo ngoài, tránh trường hợp trẻ mặc ấm quá bị ra mồ hôi và ốm ngược trở lại. Buổi tối, khi trẻ đi ngủ, mặc quần áo thoáng, không dùng điều hòa nhiệt độ. 

Thời điểm này, nhiệt độ trong ngày thường thay đổi đột ngột. Vì thế, để tránh trường hợp trẻ bị sốc nhiệt, trước khi cho trẻ ra ngoài, cần bế trẻ hoặc cho trẻ đi lại trong nhà trước rồi mới ra ngoài. Khi người lớn đi ở ngoài đường về, không nên bế và ôm ấp trẻ ngay sẽ truyền hơi lạnh khiến trẻ dễ bị ốm.

Vệ sinh cho trẻ:

Chăm sóc trẻ khi trời trở gió

- Rửa tay thường xuyên: Hầu hết các bệnh khi trời chuyển lạnh đều lây lan khi trẻ ho, hắt hơi và tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, cần cách ly trẻ với người đang bị bệnh, tránh cho trẻ đến nơi đông người. Ngoài ra, rửa tay thường xuyên là cách đơn giản nhất để loại bỏ sự lây lan của các mầm bệnh, nhất là với trẻ nhỏ hay mút tay, ngậm đồ chơi. Với trẻ đã đi học, tạo thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, đặc biệt là khi đi học và đi chơi về. 

- Không tắm cho trẻ quá nhiều và quá lâu cho trẻ khi trời lạnh. Mỗi lần tắm, phải dùng nước ấm và tắm ở khu vực kín gió, tránh gió lùa. Ngay sau khi bế trẻ ra khỏi chậu tắm, phải dùng khăn khô loại to để lau khô và choàng cho trẻ trước khi mặc quần áo. 

- Thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Thời tiết thay đổi dễ khiến mũi trẻ bị khô, ngạt hoặc chảy nước mũi. Chỉ cần vài giọt nước muối ấm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, làm sạch chất nhầy, ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống họng gây ho và viêm họng. 

Chăm sóc trẻ khi trời trở gió

Tăng cường sức đề kháng 

Duy trì thực đơn ăn uống hàng ngày đầy đủ dưỡng chất, tăng cường các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi trời trở gió. Ngoài các thực phẩm quen thuộc, nên bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua; tăng cường các thực phẩm chứa kẽm và selen - chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng như thịt bò, hàu, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, súp lơ...

Với trẻ sơ sinh, tăng cường cho bé bú mẹ để tăng miễn dịch và đảm bảo trẻ được tiêm chủng đủ và đúng lịch. 

Ngoài ra, khi trời chuyển gió hanh khô, trẻ dễ bị mất nước nên cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.