- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Căn bệnh nguy hiểm từng khiến “nữ hoàng điền kinh” Nguyễn Thị Oanh suýt giải nghệ là bệnh gì?
Vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh từng xúc động khi kể về giai đoạn cô mắc phải bệnh viêm cầu thận. Biến cố này tưởng chừng như đã nuốt chửng đi sự nghiệp của cô gái bé nhỏ vùng Kinh Bắc.
Nguyễn Thị Oanh được truyền thông ưu ái với tên gọi “Nữ hoàng điền kinh” Việt Nam. Cô sở hữu hàng loạt danh hiệu cao quý từ cấp độ khu vực đến châu lục nhưng ít ai biết, Oanh đã từng trải qua căn bệnh nguy hiểm khiến cô suýt giải nghệ. Thời điểm năm 2014, sau khi kết thúc Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, Oanh nhận thấy cơ thể xuất hiệu một số biểu hiện lạ, như: phù từ cổ lên mặt, sưng phù ở nhiều vị trí, thường cảm thấy mệt mỏi và có những biểu hiện cơ thể khác lạ...
Câu chuyện vượt qua bệnh tật của Nguyễn Thị Oanh khiến rất nhiều người ngưỡng mộ
Ngay lập tức cô thăm khám và được chẩn đoán mắc viêm cầu thận thể cấp tính. Phải kiên trì cố gắng điều trị hơn nửa năm, trải qua nhiều lần tái khám cuối cùng cô cũng nhận được kết quả đã khỏi bệnh hoàn toàn và có thể quay trở lại tập luyện. Sự cố gắng và may mắn kỳ diệu này đã trở thành động lực giúp cô đạt kỳ tích ở SEA Games 32 khi trở thành vận động viên Việt Nam đầu tiên giành 4 HCV cá nhân môn điền kinh trong một kỳ SEA Games (trong đó có 2 HCV chỉ trong vòng 20 phút).
Với những thành tích và câu chuyện ý chí mạnh mẽ đó, nữ hoàng điền kinh Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc trở thành 1 trong 5 Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2023.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như Oanh để có thể quay lại đỉnh cao sự nghiệp. Viêm cầu thận là một bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng như: viêm cầu thận mạn tính, tái phát và suy thận. Ngày nay tỷ lệ bệnh tăng đáng kể, đặc biệt là ở người trẻ. Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm cầu thận qua bài viết dưới đây!
Bệnh viêm cầu thận là gì? Nguyên nhân bệnh do đâu?
Bệnh viêm cầu thận là tình trạng các cầu thận tổn thương. Bệnh được chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính. Quá trình tổn thương xảy ra ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận dẫn đến suy giảm chức năng thận gây nguy hiểm cho người bệnh như: ứ đọng độc chất, ứ đọng nước...
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận vẫn chưa rõ ràng, các chuyên gia sức khỏe cho rằng bệnh lý được bắt nguồn từ:
Cơ thể bị nhiễm trùng
Những bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn khả năng cao gây viêm cầu thận như: viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, nhiễm trùng thận do virus, v.v.
Bệnh tự miễn
Một số bệnh tự miễn có thể gây ra viêm cầu thận như: bệnh lupus ban đỏ, hội chứng goodpasture, bệnh thận IgA, v.v.
Viêm mạch máu
Những loại viêm mạch máu có thể gây viêm cầu thận như: viêm đa mạch, u hạt kèm viêm đa mạch, v.v...
Tình trạng xơ cứng
Tình trạng xơ cứng bắt nguồn từ sẹo ở cầu thận, những bệnh có khả năng gây sẹo: huyết áp cao, đái tháo đường, xơ vữa cầu thận đoạn khu trú.
Nguyên nhân khác
Viêm cầu thận có liên quan đến một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư phổi và bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.
Triệu chứng của viêm cầu thận
Triệu chứng của viêm cầu thận có thể khác nhau tùy thuộc vào dạng cấp tính hay mãn tính và nguyên nhân. Một số biểu hiện điển hình như:
- Thay đổi màu sắc nước tiểu: màu hồng hoặc sậm màu
- Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt do dư thừa protein
- Huyết áp tăng cao
- Sưng phù ở mặt, tay, chân và bụng
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Buồn nôn và ói mửa
- Chuột rút cơ bắp
- Mệt mỏi và chán ăn
- Biến chứng của viêm cầu thận
Viêm cầu thận làm giảm khả năng lọc máu hiệu quả của thận dẫn đến tích tụ chất thải hoặc chất độc trong máu, điều chỉnh kém các khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu, mất tế bào, mất protein máu. Các biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận gồm suy thận cấp, bệnh thận mãn tính, tăng huyết áp, hội chứng thận hư.
Phòng ngừa viêm cầu thận
Rất khó để tìm ra được phương pháp phòng ngừa hoàn toàn viêm cầu thận; tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế tối đa bằng cách tránh để cơ thể bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chúng ta cần thực hành lối sống lành mạnh, uống đủ nước, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều muối, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 - 12 tháng, kiểm soát tốt bệnh lý nền nếu có.
Viêm cầu thận rất nguy hiểm vì bệnh diễn tiến âm thầm, khó phát hiện và có thể gây biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời. Khi thấy cơ thể có biểu hiện nghi ngờ, chúng ta cần đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm, đây là cách tốt nhất giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT (Tác giả bài viết) Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức Kinh nghiệm công tác: - Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước. - Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TP.HCM nhiệm kỳ 2023 - 2028. |
Theo Tổ Quốc
-
Sức khỏe9 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe23 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.