Cẩn trọng khi ăn hạt hướng dương, hạt điều

Các loại hạt không được chế biến và bảo quản kỹ có thể nhiễm nấm Aspergilus, là nguy cơ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư.

Các loại hạt không được chế biến và bảo quản kỹ có thể nhiễm nấm Aspergilus, là nguy cơ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay các loại hạt quen thuộc như đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, hạt dẻ… cung cấp nhiều chất xơ, sắt và magne. Nhiều loại hạt cung cấp vitamin E (hướng dương, hạt điều…), niacin và folate, là những chất chống oxy hoá. Hạt còn chứa phytoestrogen, có nhiều trong đậu nành, ôliu và hướng dương, giúp cạnh tranh hấp thu với cholesterol, chống xơ vữa động mạch.

Mặc dù đây là những món ăn vặt song chúng chứa rất nhiều năng lượng. Chẳng hạn hạt dẻ có tới 363 kcal/100 g bằng một bán bún mọc buổi sáng. Tuy nhiên, mỗi lần ăn, nhiều người dễ dàng ăn cùng lúc 200-300 g các loại hạt này. Do đó, nếu ăn quá nhiều hạt mà không cân đối khẩu phần ăn rất dễ gây ra thừa cân, béo phì và các bệnh ăn theo nguy hiểm khác.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, trong thu hoạch, chế biến và bảo quản hạt, cần tránh hạt bị nhiễm nấm aspergilus, vì đây là nguy cơ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư. Loại nấm này hay phát triển trên ngũ cốc, nhất là khi để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không đảm bảo.

Đặc biệt các loại hạt như hạt dưa, hạt điều, hạt hướng dương… hiện đang bị ngâm tẩm rất nhiều hóa chất để tạo màu và bảo quan gây nguy hiểm tới sức khoẻ người dùng.

Dùng thế nào có lợi cho sức khoẻ?

PGS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, mặc dù các loại hạt là món ăn ngon, quen thuộc đặc biệt trong những ngày Tết, song bạn không nên ăn quá nhiều, cần kiểm soát tốt nguồn năng lượng dồi dào từ món này.

Lưu ý, khi ăn những loại hạt giàu chất béo, do lượng chất béo trong hạt đã kích thích niêm mạc họng (nhất là những hạt bảo quản không tốt, chất béo bị biến đổi thành những chất oxy hoá có hại) thì nên hạn chế uống nước lạnh, bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều… cùng lúc, bởi đây là những yếu tố gây kích ứng họng nhiều hơn, làm cho người ăn dễ bị mất tiếng, khàn giọng.

Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới ba tuổi, phải chú ý tránh để vương vãi hoặc để các loại hạt trong tầm tay trẻ nhỏ, vì dễ xảy ra nguy cơ nuốt sặc vào đường hô hấp. Khi cho trẻ ăn cũng nên thận trọng, không để vừa ăn vừa giỡn, rất nguy hiểm. Nếu trẻ không nhai nát được hạt, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu mà thải hết qua đường tiêu hoá.

Theo Zing




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.