- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cảnh báo từ bác sĩ: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh điều trị khi trẻ bị cúm
Thời điểm mùa đông xuân hiện đang rất thuận lợi cho virus phát triển, đặc biệt là virus cúm. Đáng lưu ý, thời gian gần đây đã có gần 100 cháu phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thời điểm mùa đông xuân hiện đang rất thuận lợi cho virus phát triển, đặc biệt là virus cúm. Đáng lưu ý, thời gian gần đây đã có gần 100 cháu phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trong 2 tuần qua, hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đáng lưu ý, trong đó gần 100 cháu phải nhập viện điều trị. Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm mùa đông xuân hiện đang rất thuận lợi cho virus phát triển, đặc biệt là virus cúm.
Khi trẻ sốt cao liên tục, không đáp ứng nhiều với thuốc hạ sốt kèm theo hắt hơi, sổ mũi... là triệu chứng của trẻ bị mắc bệnh cúm
Sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí có trẻ bị co giật, viêm mũi, ho nhiều khiến trẻ chảy máu mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các bệnh lý khác là những triệu chứng của gần 30 trẻ đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là những trường hợp mắc các chủng cúm nặng, nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác như hen phế quản mới phải nhập viện
Theo các bác sĩ, khi mắc cúm mùa thông thường trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng hai tuần qua, số trẻ bị cúm phải nhập viện điều trị tăng cao do mắc một số chủng cúm nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác, có nhiều trẻ hay bị viêm đường hô hấp nên khi mắc cúm sẽ bị nặng, điển hình là viêm phổi.
BS Đỗ Thiện Hải- Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đối với trẻ khỏe mạnh bình thường cũng có những vi khuẩn cư trú ở hầu họng. Khi mắc cúm niêm mạc đường hô hấp ít nhiều có tổn thương. Nếu chúng ta chăm sóc không cẩn thận, không sạch sẽ thì có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây bệnh.
Theo khuyến cáo của bác sĩ Hải, khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà.
Nếu chúng ta chăm sóc trẻ tốt, thường trẻ bị cúm sẽ không bội nhiễm thêm vi khuẩn thì sẽ không phải sử dụng thêm kháng sinh bởi vì về bản chất thuốc kháng sinh vừa không có tác dụng đối với các loại virus gây bệnh cúm vừa khiến cho trẻ dễ dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.
“Cha mẹ lưu ý vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ khi có con bị cúm nhẹ không nhất thiết phải dùng thuốc kháng virus tamiflu vì thuốc tamiflu không phải là thuốc bắt buộc phải có để điều trị các trường hợp cúm mùa thông thường, chỉ trong một số trường hợp cúm nặng thì có thể nên sử dụng.
Với trường hợp mắc một số chủng cúm nặng, nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác ví dụ hen phế quản, thì gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và quyết định cho trẻ nhập viện hay không. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng thuốc phù hợp”- BS Hải nói.
Các triệu chứng điển hình khi mắc cúm gồm: sốt cao liên tục, không đáp ứng nhiều với thuốc hạ sốt kèm theo hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, một số có biểu hiện viêm phế quản.
Các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm chủng được coi là một trong những giải pháp phòng chống bệnh cúm cho trẻ, đặc biệt các trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh này trong mùa đông xuân
Trẻ bị cúm mùa thông thường tự khỏi sau 3 - 5 ngày nên có thể điều trị tại nhà nhưng cần được chăm sóc cẩn thận, tránh nhiễm vi khuẩn khác.
Phòng tránh bệnh cúm cho trẻ: Các chuyên gia khuyến cáo với những trẻ có nguy cơ, cơ địa suy giảm miễn dịch, bị hen phế quản, viêm phế quản co thắt thì nên tiêm cúm cho trẻ để đảm bảo trẻ đỡ mắc bệnh trong mùa này. Việc tiêm phòng sẽ có tác dụng khoảng 1-2 năm.
Chăm sóc trẻ bị cúm như thế nào? Trong chăm sóc, vệ sinh cho trẻ để phòng bệnh cúm, quan trọng vẫn là dùng dung dịch nước muối sinh lý. Chỉ cần nhỏ mũi hàng ngày chứ không nhất thiết phải rửa mũi khi trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường.
Theo SKĐS
- Từ vụ người đàn ông ngộ độc rượu nặng rồi tử vong, chuyên gia cảnh báo đàn ông cần chú ý dịp Tết đếnSức khỏe14 giờ trướcNgộ độc rượu là tình trạng xảy ra nhiều nhất mỗi khi dịp Tết đến. Nếu không thể tránh khỏi việc uống rượu, đàn ông nên chú ý một số điều để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
- Sức khỏe14 giờ trước"Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi", nghệ sĩ Giang còi chia sẻ.
- Sức khỏe1 ngày trướcDù đã thấy bụng căng từ 4 tháng trước nhưng vì không đau nên người phụ nữ chủ quan không đi khám. Đến khi vào viện, bụng bệnh nhân đã to khổng lồ vì căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrà là một trong những đồ uống lành mạnh nhất nhưng vẫn có tác động tiêu cực nếu bạn dùng không đúng cách.
- Sức khỏe1 ngày trướcSau 2 tuần xăm môi với giá 2 triệu đồng để làm đẹp đón Tết, cô gái phải đến bệnh viện cầu cứu bác sĩ trong tình trạng môi sưng phù biến dạng, chảy mủ và đau nhức khủng khiếp.