Cảnh giác với những thực phẩm dễ bị nhiễm độc ngày hè

Một số thực phẩm gây ngộ độc không phải do vi khuẩn mà do bản thân thực phẩm có chứa chất độc tố, bị biến chất.

Một số thực phẩm gây ngộ độc không phải do vi khuẩn mà do bản thân thực phẩm có chứa chất độc tố, bị biến chất.

Thực phẩm hàng ngày tưởng vô hại nhưng nếu thiếu hiểu biết khi sử dụng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Hãy điểm mặt những thực phẩm dễ gây ngộ độc cho cơ thể.

1. Khoai tây mọc mầm

Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.

Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp, cực kỳ nguy hiểm.

2. Măng tươi

Măng là món ăn khoái khoái khẩu của nhiều người, nhưng bạn cần phải chế biến kỹ để không gây nguy hại cho sức khỏe. Khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chúng ta có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:

Cách 1:
Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Cách 2:
Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

Cách 3:
Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

Cách 4:

Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.

Cách 5:
Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.

Cách 6:
Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp làm giảm tính độc của măng.

3. Dưa, cà muối chưa kỹ


Trong những ngày hè, dưa, cà thường là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của nhiều gia đình.

Một số loại rau cải, rau cải xanh, rau hẹ... có chứa rất nhiều chất muối acid nitrite và nitrite vi lượng. Các loại rau này nếu đã nấu chín mà để trong một thời gian dài, hoặc muối trong một thời gian quá ngắn, chưa đủ chín rau thì chất muối acid nitrite trong rau, dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là nitrite nguyên chất, sẽ gây ra ngộ độc khi ăn nhiều.

4. Các món từ sứa biển

Sứa biển được người dân sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa...

Tuy nhiên trong sứa chứa nhiều độc tố, độc tố sẽ xâm nhập cơ thể, nhẹ có thể gây dị ứng da, nặng hơn có thể dẫn tới đau đầu, tức ngực, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần, mạch nhanh, huyết áp tụt và đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể dẫn đến hôn mê nên cần đưa ngay vào bệnh viện.

Sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem chế biến làm thức ăn.

5. Dưa chuột

Với nhiều người, dưa chuột làm món sa lát ăn kèm là khá ngon, tuy nhiên ,bạn phải hạn chế với loại rau quả này vì chúng cũng là món ăn dễ gây độc trong mùa hè. Một số người có thể bị dị ứng khi ăn nhiều dưa chuột. Dị ứng dưa chuột thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng trong miệng.

Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ dễ ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu. Thực tế, có người dù rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.

Trong dưa chuột có chất độc, đó là vị đắng mà bạn đã từng ăn, có thể có sự hiện diện của các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic. Các nghiên cứu đã chứng minh đây là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong một số loại rau củ, trong đó có dưa chuột.

Triterpenoids tetracyclic cực kỳ độc hại, tiêu thụ quá nhiều chất này có thể gây ra nguy cơ tử vong.

Nước ép dưa chuột sẽ trở nên độc hại hơn nếu có vị đắng này, vì vậy, tốt nhất là nên tránh uống nước ép dưa chuột đắng.

Linh Bống/VietNamNet (tổng hợp)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.