Chị em cần biết 5 tác hại của việc thường xuyên đi boots

Đi boots thường xuyên lại tiềm ẩn nhiều yếu tố không tốt cho sức khỏe tăng nguy cơ mắc các bệnh như biến dạng chân, tắc nghẽn mạch máu...

Đi boots thường xuyên lại tiềm ẩn nhiều yếu tố không tốt cho sức khỏe tăng nguy cơ mắc các bệnh như biến dạng chân, tắc nghẽn mạch máu...

Trong thời tiết lạnh, ngoài việc chọn những trang phục thời trang, chị em cũng chú ý giữ ấm người. Trong đó đặc biệt không thể thiếu những đôi boots (bốt), tuy nhiên việc đi boots thường xuyên lại tiềm ẩn nhiều yếu tố không tốt cho sức khỏe.

Tác hại từ việc đi boots

biến dạng chân vì những đôi boots
Bạn có thể gặp rất nhiều bệnh nghiêm trọng từ việc đi boots thường xuyên (ảnh minh họa)

Nơi trú ẩn của vi khuẩn, gây bệnh về da

Những đôi boots giống như một nơi “cầm tù” đôi chân của chúng ta, gây bức bí, khó chịu, khiến chân ra nhiều mồ hôi và tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh hoạt động. Và có thể nói chính đôi boots nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.

Môi trường bí bách bên trong đôi boots dễ khiến vùng da ở chân chúng ta bị kích ứng, sưng tấy, nổi mẩn tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh về da có thể phát triển. Nó sẽ khiến cho bạn dễ mắc các bệnh về da khi bạn sử dụng quá lâu.

Tắc nghẽn mạch máu 

Đi boots thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới việc lưu thông máu do chân bạn phải ở trong môi trường yếm khí quá lâu. Máu lưu thông tới chân kém sẽ làm giảm các chức năng hoạt động của chân và gây nhiều ảnh hưởng khác tới sức khỏe.

Biến dạng bàn chân 

Khi đi boots nhiều chân sẽ không được co duỗi thường xuyên dễ gây nên các bệnh về xương và có thể dẫn tới bàn chân bị biến dạng. 

Bởi vì khi đôi chân bị bưng bít quá lâu trong một khuôn khổ chật hẹp sẽ phải chịu một sức ép rất lớn. Các ngón chân vì thế cũng không được co duỗi liên tục một cách thoải mái. Tình trạng này kéo dài rất dễ làm biến dạng ngón chân mà vẹo ngón cái là tình trạng phổ biến nhất.

Đặc biệt đối với những đôi boots cao gót, việc bạn giữ “khư khư” đôi chân của mình trong đó sẽ làm cho khung xương chân bị lệch, dây chằng ở bàn chân bị giãn và khó trở về vị trí ban đầu.

Kể cả những đôi boots mũi nhọn và chật trội còn có thể tạo ra biến dạng ngón quặp, các cục chai trên ngón chân gây khó chịu và đau nhức. Điều này cũng làm biến dạng ngón cái hoặc ngón út.

 Ảnh hưởng đến nội tạng

Mùa đông, việc sử dụng boots giúp đôi chân bạn cảm thấy ấm áp hơn rất nhiều. Tuy nhiên bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt và dây thần kinh, nhất là các huyệt phản xạ liên quan đến nội tạng. Việc đi những đôi boots kín trong thời gian dài hay những đôi boots cao gót, chật chội sẽ làm cho gan bàn chân bị kích thích, gây khó chịu. Vùng huyệt phản xạ ở chân cũng vì thế mà bị chèn ép.

Việc các huyệt phản xạ ở gan bàn chân bị kích thích chính là nguyên nhân làm rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, người gầy đi, các cơ quan nội tạng khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Hạn chế khả năng sinh sản 

Các nhà khoa học đã chứng minh những đôi boots cao cũng gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng sinh sản của chị em. Lý do là vì việc máu lưu thông không đều do đôi chân bị giữ lâu trong một môi trường thiếu oxy hay việc đi đôi boots cao làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên dễ dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh. Nguy hiểm hơn, nó còn làm giảm đi một số chức năng của bụng, dẫn đến khả năng thụ thai kém, thậm chí là gây vô sinh.

thói quen đi boots

Lưu ý khi đi boots

Thay vì lạm dụng việc đi boots, bạn có thể chọn những đôi giày vải mềm, giày bệt, giày đế thấp để giúp việc lưu thông máu của đôi chân dễ dàng hơn. 

Nếu đi boots thì hãy tháo ra khi có thể để cho chân được thoải mái.

Tránh đi boots thường xuyên trong một thời gian dài.

Chọn những đôi boots có chất liệu êm ái để không bị cọ xát và kích ứng.

Không nên chọn những đôi boots có phần đế quá nhọn, cao quá 5cm và quá chật.
 
Thường xuyên ngâm chân với nước ấm và massage và chăm sóc đôi chân để máu lưu thông tốt hơn nếu bạn đi boots trong ngày hôm đó.

 Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.