Thấy bụng to lên, cô gái 18 tuổi nỗ lực ăn kiêng, tập luyện nhưng vẫn thế, đi khám mới biết có khối u quái

Tiểu Kỳ buồn phiền nên đã nỗ lực ăn kiêng, tập luyện nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.

Tiểu Kỳ (18 tuổi) là một nữ sinh trung học sống tại Đài Loan. Khoảng 2, 3 tháng gần đây, Tiểu Kỳ đột nhiên cảm thấy bụng căng trướng, bị bạn học chê cười béo phì, ngay cả bố mẹ cũng cho rằng cô gái trẻ ăn nhiều nên bụng căng trướng.

Tiểu Kỳ buồn phiền nên đã nỗ lực ăn kiêng, tập luyện nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Trong vòng 2 tuần gần đây, tình hình trở nên nghiêm trọng, bụng của cô gái trẻ có dấu hiệu lồi, căng cứng như tảng đá nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám.


Thấy bụng to lên, cô gái 18 tuổi nỗ lực ăn kiêng, tập luyện nhưng vẫn thế, đi khám mới biết có khối u quái-1Khoảng 2, 3 tháng gần đây, Tiểu Kỳ đột nhiên cảm thấy bụng căng trướng.

Bác sĩ Lý Vĩ Hạo, khoa Phụ sản, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital, cho biết: "Tiểu Kỳ có vóc dáng gầy ốm, do đó dấu hiệu bụng lồi và căng cứng là không bình thường. Kết quả siêu âm phát hiện u buồng trứng kích thước 16cm, được chẩn đoán là u quái (teratoma)".

Thấy bụng to lên, cô gái 18 tuổi nỗ lực ăn kiêng, tập luyện nhưng vẫn thế, đi khám mới biết có khối u quái-2Kết quả siêu âm phát hiện u buồng trứng kích thước 16cm.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, Tiểu Kỳ được cắt bỏ một bên buồng trứng và u quái hình dạng quả cầu nước cũng được gắp ra ngoài.

Bác sĩ Lý Vĩ Hạo chia sẻ: "Nếu khối u được phát hiện sớm khi kích cỡ 4-5 cm thì trong quá trình phẫu thuật có thể bảo tồn được hai bên buồng trứng. Tuy nhiên, khối u của bệnh nhân phát triển quá lớn nên đành phải cắt bỏ một bên buồng trứng và ống dẫn trứng, đối với việc mang thai sau này của Tiểu Kỳ sẽ không ảnh hưởng nhiều. Nếu phụ nữ phát hiện bụng căng trướng thì nên cảnh giác, nếu tình trạng diễn biến nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện khám và điều trị".

U quái (teratoma) là một trong số các loại u buồng trứng. U quái thường lành tính, nguy cơ biến thành khối u ác tính chỉ có xác suất 0.3~1%, đa phần người bệnh không có triệu chứng rõ ràng, ngoài dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và đau bụng dưới. U quái (teratoma) thường gặp ở phụ nữ 20 - 40 tuổi, thường gặp nhiều nhất là phụ nữ trẻ 20 tuổi. Trong trường hợp cắt bỏ một bên buồng trứng, trong tương lai nguy cơ xuất hiện u quái ở buồng trứng còn lại vẫn có khả năng xảy ra.

U buồng trứng là gì?
U buồng trứng là các khối u của buồng trứng gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi, bao gồm u nguyên phát và u thứ phát do di căn từ xa đến buồng trứng. Trong u nguyên phát, tùy theo tính chất khối u có thể chia ra là u dạng đặc, u dạng nang hoặc u hỗn hợp.

U nang bì: Còn gọi là u quái (teratoma), khối u chứa tổ chức phát sinh từ tế bào mầm, trong nang chứa các tổ chức như răng, tóc, bã đậu. U thường được phát hiện ở lứa tuổi 20-30, u thường lành tính nhưng cũng có thể trở thành ác tính.

Các biến chứng thường gặp của u buồng trứng là:
Xoắn nang: Thường gặp ở nang có cuống dài, không dính, khối u nhỏ dễ xoắn hơn khối u lớn. Khi xoắn có thể gây thiếu máu, hoại tử buồng trứng. Nếu không được xử lý kịp thời, khối u vỡ hoặc hoại tử, bệnh nhân có thể tử vong. Các triệu chứng là đau đột ngột, dữ dội, đặc biệt là đau buồng trứng, bệnh nhân vã mồ hôi, nôn ói. Đây là một tình trạng cấp cứu, cần phẫu thuật nhanh chóng để cứu bệnh nhân.

Vỡ nang buồng trứng: Nếu u buồng trứng không được phát hiện sớm, u có thể phát triển to và vỡ ra. Vỡ nang thường xảy ra với các u nang nước có vỏ mỏng, gây chảy máu và đau dữ dội xung quanh vùng bụng. Vỡ nang có thể gây các biến chứng nguy hiểm như vỡ u nang buồng trứng xuất huyết, nhiễm trùng. Bệnh nhân cần được phẫu thuật cấp cứu.

U nang buồng trứng xuất huyết: Đây là biến chứng phổ biến nhất trong các biến chứng của u buồng trứng. U nang xuất huyết khi cách mạch máu nằm trên thành nang bị vỡ, máu từ mạch máu tràn ra nang và làm nang to lên với một tốc độ vừa phải. Việc theo dõi u nang buồng trứng xuất huyết là rất cần thiết để đảm bảo u vẫn trong giới hạn và không gây nguy hiểm cho buồng trứng. Các triệu chứng là bệnh nhân đau bụng vùng hạ vị và vùng chậu (đau buồng trứng), đau bất ngờ, dữ dội hoặc có thể bắt đầu và hết đau, đau âm đạo hoặc rỉ máu từ âm đạo, đau sau khi tập luyện gắng sức hoặc khi quan hệ tình dục, buồn nôn, ói mửa, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,...Khi nang phát triển to, chảy máu nhiều, bệnh nhân đau nhiều có thể chỉ định phẫu thuật cắt u nang.

Có thai kèm u nang buồng trứng: U nang thường được chẩn đoán khi siêu âm khám thai định kỳ. Thường gặp nang hoàng thể hoặc u nang bì, ít khi gặp nang ác tính. Nếu tiên lượng xoắn nang thì nên mổ càng sớm càng tốt, tuy nhiên nên mổ vào sau 16 tuần vì mổ trong 3 tháng đầu dễ gây sảy thai.

Các biến chứng khác của u buồng trứng là gây vô sinh, sinh non, sảy thai, khó đẻ và ung thư hóa.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/thay-bung-to-len-co-gai-18-tuoi-no-luc-an-kieng-tap-luyen-nhung-van-the-di-kham-moi-biet-co-khoi-u-quai-2220202062293270.htm

u buồng trứng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.