- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bước tiến trăm năm khiến COVID-19 khác Cúm Tây Ban Nha 1918 dù đều là "đại dịch"
Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì COVID-19 sẽ không trở thành Đại Dịch Cúm 1918 thứ hai.
- Một khách nghi mắc Covid-19 bay từ London về TP HCM, cả chuyến bay phải cách ly
- Bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19 đã hết sốt 3 ngày, được bác sĩ khuyến cáo tránh xa mạng xã hội
- Bị mắc kẹt trong nhà với thi thể chị gái tử vong vì Covid-19 suốt 2 ngày liền, nam diễn viên người Ý lên Facebook cầu cứu sự giúp đỡ
Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công nhận COVID-19 là đại dịch toàn cầu (pandemic) - một cụm từ được sử dụng để gọi tên dịch bệnh xảy ra cách đây hơn 100 năm: Đại Dịch Cúm 1918. Dù chỉ xảy ra vài tháng nhưng Đại Dịch Cúm 1918 (còn gọi là Dịch cúm Tây Ban Nha) đã khiến 50-100 triệu người tử vong trên toàn thế giới, trong đó ở Mỹ là 675.000 người. Nhiều người coi đại dịch này là thước đo và so sánh nó với COVID-19. Điều đáng ngạc nhiên nhất không phải sự tương đồng giữa hai sự kiện mà là khoảng cách y khoa đã đi qua. Và dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì COVID-19 sẽ không trở thành Đại Dịch Cúm 1918 thứ hai. |
Chỉ mặt, đặt tên thủ phạm
Năm đó, khi đại dịch cúm tàn phá những cộng đồng đa dạng như California và Kolkata, không ai biết thứ gì đang giết họ. Các giả thuyết nổi lên. Có người cho rằng đó là đó là do sự mất cân bằng của các hành tinh (Cái tên influenza ra đời là vì thế, căn bệnh được đặt tên theo từ tiếng Italy của "influence" - sự tác động, với quan niệm về sự tác động của các vì sao).
Cũng có người tin rằng nguyên nhân là bởi yến mạch Nga biến dị hoặc núi lửa phun trào. Các nhà vi sinh học tập trung vào một loại vi khuẩn mà họ phát hiện ra nhiều thập kỷ trước trong phổi của các nạn nhân influenza, và gọi nó là "Bacillus influenza". Tuy nhiên họ chỉ nhận thấy được 1 loại vi khuẩn xâm nhập vào những lá phổi vốn đã yếu đi do influenza.
Cho tới năm 1933, 2 nhà khoa học người Anh mới chứng minh rằng nguyên nhân có thể là 1 loại mới, mà ngày nay chúng ta gọi là virus. Cuối cùng, năm 1940, kính hiển vi điện tử ra đời và đã ghi lại được hình ảnh của virus influenza. Đây là lần đầu tiên, chúng ta không chỉ đặt được tên, mà còn nhìn thấy "thủ phạm".
Điểm trái ngược với virus corona chủng mới gây COVID-19 là rất lớn.
Ngay từ thời điểm đầu của dịch bệnh, các nhà khoa học đã nghi ngờ về 1 loại virus. Trong vòng 2 tuần, họ đã xác định được nó là virus thuộc chủng corona, phân tích trình tự gen của nó và phát hiện được rằng nhiều khả năng động vật chủ là dơi.
Thông tin này do một nhóm nghiên cứu Trung Quốc công bố và đã lập tức được chia sẻ trong trong cộng đồng khoa học, tạo điều kiện cho các phòng nghiên cứu khắp thế giới bắt đầu quá trình dài và phức tạp để tìm hiểu virus, nghiên cứu vaccine và cách chữa trị. Có thể chúng ta chưa đánh bại được kẻ thù nhưng chắc chắn chúng ta biết khá nhiều về nó.
Bước tiến của y khoa
Đại Dịch Cúm 1918 xảy ra vào thời kỳ tiền kháng sinh. Mặc dù kháng sinh không trị được virus nhưng nó có thể trị được các nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây ra sau đó. Chính nhiễm trùng thứ phát gây viêm phổi cấp và nhiều khả năng là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của phần lớn nạn nhân giai đoạn 1918.
Ở thời điểm đó, người ta không có nhiều lựa chọn. Các bác sĩ đề xuất dùng ký ninh (không hiệu nghiệm), rượu champagne và phenolphthalein (1 loại thuốc nhuận tràng có khả năng gây ung thư). Trong thời kỳ đầu của influenza, năm 1916 các bác sĩ quân y Anh thậm chí còn thử rút máu khi điều trị những binh lính đang hấp hối. Khi thất bại, họ cho rằng nguyên nhân là bởi đã không thử phương pháp này ở giai đoạn sớm hơn. Dẫu vậy, các bệnh nhân vẫn sống.
Ngày nay, chúng ta ở trong 1 thế giới tràn ngập kháng sinh. Và mặc dù tồn tại mối lo ngại rằng vi khuẩn đang dần kháng lại chúng thì kháng sinh vẫn là 1 công cụ rất mạnh để điều trị viêm khổi do vi khuẩn thứ phát. Thông tin ban đầu đã mô tả những viêm nhiễm kiểu này ở bệnh nhân COVID-19 và chúng ta có lý do để tin rằng, mặc dù đáng buồn là không phải với tất cả, nhưng với nhiều người, kháng sinh sẽ là "thuốc chữa bệnh".
Ngoài ra, chúng ta còn một loại thuốc nữa: thuốc kháng virus, trực tiếp nhắm tới loại virus gây bệnh. Có ít nhất 4 loại thuốc kháng virus được cấp phép, có loại tiêm, có loại uống. Các loại thuốc này không hiệu quả như ta muốn nhưng người ta đã sử dụng để điều trị cho nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng.
Khó có thể xác định được rằng thuốc kháng virus hay thuốc kháng sinh, vốn thường được dùng đồng thời trong điều trị, đã đem lại kết quả tích cực. Nhưng dẫu sao hiện tại chúng ta vẫn có những lựa chọn mà cách đây 1 thế kỷ không thể nào mơ tưởng.
Sự ra đời của bệnh viện hiện đại, trung tâm chăm sóc sức khỏe tích cực và các chuyên gia y khoa đã thay đổi cách xử lý bệnh trong thế kỷ qua. Suốt giai đoạn diễn ra đại dịch 1918, bệnh viện không chữa trị được nhiều, và nhiều bệnh nhân chen chúc nhau bên trong các phòng bệnh chung, nơi hàng chục, thậm chí hàng trăm người nằm ho, chỉ cách nhau 1 tấm vải bông mỏng dính.
Bên trong phòng bệnh chữa cúm Tây Ban Nha 1918. Ảnh: History
Bác sĩ Victory C.Vaughan, một trưởng khoa thuộc Đại học Michigan đã chứng kiến thảm kịch ấy ở một bệnh viện dã chiến cách nay hơn thế kỷ.
"Tôi thấy hàng trăm thanh niên trẻ trung mặc quân phục các nước vào phòng bệnh theo những nhóm 10 người hoặc hơn", ông Vaughan viết trong hồi ký, "Họ được đặt lên các giường bệnh nhỏ cho tới khi chật kín nhưng người ta vẫn chen nhau vào. Các khuôn mặt dần xanh xao, cơn ho đau đớn mang theo cả đờm lẫn máu. Sáng ra, thi thể chồng chất ở nhà xác như đống củi".
Vaughan thu mình trước căn bệnh mà ông không thể chữa trị. "Căn bệnh influenza chết chóc", ông kết luận, "cho thấy sự kém cỏi của con người trước sự tàn phá của cuộc sống con người".
Ngày nay chúng ta hiểu được tầm quan trọng của kiểm soát truyền nhiễm và sự cần thiết của việc cách ly người bệnh, tránh lây nhiễm chéo. Chúng ta giờ đã có phòng chăm sóc tích cực để điều trị những bệnh nhân nặng nhất. Trong một số trường hợp, còn có thể sử dụng máy ECMO (máy trao đổi oxi qua màng ngoài cơ thể) để hỗ trợ bệnh nhân. Chiếc máy này có thể đảm nhiệm tạm thời công việc của lá phổi.
Dùng ECMO cho bệnh nhân influenza hoặc COVID-19 là nỗ lực cuối cùng. Nhưng tôi đã chứng kiến hiệu quả từ nó. Nếu đúng bệnh nhân, đặc biệt là những người trẻ, không có các bệnh nền về tim, phổi mãn tính thì ECMO có thể là biện pháp cứu sinh.
Máy ECMO
Và ngoài máy móc chuyên biệt, chúng ta còn có các y bác sĩ có chuyên môn về cấp cứu, chăm sóc khẩn cấp và bệnh truyền nhiễm. Một thế kỷ trước, người ta không được đào tạo những thứ ấy. Người bác sĩ thăm khám influenza cho bạn cũng có thể chữa gãy xương, đỡ đẻ hoặc phẫu thuật ruột thừa.
Ngày nay chúng ta coi trọng y khoa theo chuyên ngành và có lúc còn phàn nàn khi các chuyên gia không chữa được gì khác ngoài chuyên môn của họ.
Tuy nhiên, chính chuyên môn riêng biệt này sẽ giúp những bệnh nhân nặng nhất có cơ hội hồi phục lớn nhất.
Từ các bác sĩ cấp cứu chẩn đoán triệu chứng ban đầu và chữa trị bạn, cho tới những y tá túc trực chăm sóc bên giường bệnh, từ những chuyên gia bệnh truyền nhiễm tìm thuốc phù hợp cho bạn, tới bác sĩ hô hấp giúp tái tạo lá phổi bị tổn thương... Các chuyên gia làm việc thành nhóm có thể cứu được những bệnh nhân mà nếu là 1 thế kỷ trước thì đã mất mạng, không được đoái hoài bên trong góc phòng bệnh ồn ào, chật chội.
Chúng ta vẫn chưa biết virus corona chủng mới sẽ lây nhiễm như thế nào trong cộng đồng và nó khiến ta đau yếu tới mức nào. Dữ liệu ban đầu (chắc chắn sẽ được xem xét lại) cho thấy căn bệnh này, giống như influenza, nhiều khả năng gây biến chứng ở người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch yếu và những người có vấn đề về tim, phổi.
Nhưng khác với influenza, virus corona chủng mới có vẻ không gây bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Đó là tia sáng trong giai đoạn tin tức tăm tối.
Khẩu trang, chân thỏ và nỗi sợ hãi của con người
Nếu đại dịch cúm 1918 và đại dịch COVID-19 hiện tại có 1 đặc điểm chung, thì đó là: Con người vô cùng sợ hãi.
Tháng 12 năm 1918, giữa cơn đại dịch, 1.000 quan chức y tế cộng đồng đã tụ họp ở Chicago để bàn luận về dịch bệnh, mà tính tới thời điểm ấy đã khiến khoảng 400.000 người tử vong sau 3 tháng. Họ không biết nguyên nhân gây bệnh, không có thuốc chữa và gần như không có ý niệm nào về cách khống chế sự lây lan.
Khẩu trang, thứ lúc đó được phần đông người dân sử dụng, không đảm bảo khả năng bảo hộ. Nhiều quan chức y tế cho rằng, khẩu trang tạo ra cảm giác an toàn giả. Điều đó có lẽ đúng nhưng bất cứ cảm giác an toàn nào cũng có giá trị của nó.
Ủy viên y tế Chicago đã nói rõ: "Giúp người dân khỏi sợ hãi là trách nhiệm của chúng tôi. Sự sợ hãi giết chết chết con người hơn là dịch bệnh. Về phần tôi, cứ để người ta đeo chân thỏ trên dây đồng hồ vàng (chân thỏ được coi là "bùa" may mắn ở nhiều nền văn hóa - ND) khi họ muốn nếu điều đó giúp họ loại bỏ được hành động sinh lý từ nỗi sợ".
Khẩu trang có lẽ cũng chỉ có tác dụng bảo vệ như chân thỏ. Nhưng ít ra nó đem lại cho con người ta cảm giác như họ đang làm điều gì đó chủ động, điều mà thậm chí cách đây 1 thế kỷ được cho là có tầm quan trọng lớn về tâm lý.
Chúng ta có thể làm tốt hơn nữa. Trong khi đợi cho dịch bệnh yếu đi thì tránh tụ tập đông người, rửa tay, che miệng khi ho và ở nhà khi bị bệnh đều là những biện pháp quan trọng mà ta có thể làm để giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm - và kể cả nỗi sợ giúp nó tàn phá mạnh hơn.
Theo Tổ Quốc
-
Sức khỏe2 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe7 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe7 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe11 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe14 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe14 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.