- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dân văn phòng cần chú ý, nếu không muốn rước 7 bệnh mãn tính này vào người, tuyệt đối đừng ngồi quá lâu một chỗ
Việc thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ, kéo dài hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.
Là nhân viên văn phòng, nhiều người không thể tránh khỏi việc ngồi quá lâu một chỗ. Ban đầu, cơ thể không có biểu hiện gì bất thường, nhưng theo thời gian nó sẽ dần dần xuất hiện một số căn bệnh mãn tính nguy hiểm.
Theo Tiến sĩ Peter T. Katzmarzyk: "Có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc ngồi quá lâu một chỗ và nguy cơ tử vong. Thời gian vận động thể chất không thể bù đắp hoàn toàn cho việc ngồi một chỗ quá lâu, ngay cả khi đó là mức tối thiểu được đề nghị".
Thật khó có thể tưởng tượng được hành động tưởng chừng như vô thức như ngồi một chỗ quá lâu lại gây bất lợi cho sức khỏe nhiều đến như vậy. Sau đây là một số căn bệnh do thói quen này gây ra:
1. Dễ bị cô đơn, trầm cảm
Khi máy tính và điện thoại trở thành phương tiện liên lạc nhanh và tiện lợi nhất, sự kết nối của con người trên thực tế giảm dần, cảm giác cô đơn tăng lên. Khi ngồi quá lâu một chỗ tại bàn làm việc, không thể ra ngoài thư giãn, dẫn tới việc thiếu ánh sáng mặt trời. Đó là lý do mà nhiều dân văn phòng thường thiếu vitamin D, cuối cùng dễ dẫn đến trầm cảm.
2. Các cơn đau mãn tính
Tư thế ngồi không thích hợp có liên quan đến việc ngồi quá lâu một chỗ tại bàn làm việc, nó làm tăng áp lực vùng dưới lưng quá mức. Những cơn đau xuất hiện khi đứng hoặc ngồi về lâu dài trở thành các bệnh mãn tính.
3. Béo phì
Số liệu cho thấy, nguyên nhân tử vong có liên quan đến ngồi quá lâu một chỗ ở Úc của người trưởng thành chiếm tới hơn 200 nghìn người ở Úc.
Khi ngồi vào bàn làm việc, năng lượng không thể tiêu hao được, một nhóm các cơ chính của cơ thể không được sử dụng, việc đốt cháy calo giảm đáng kể. Bên cạnh đó, dân văn phòng ngồi một chỗ lại có thói quen ăn vặt. Trong một thời gian dài, thói quen này có thể dẫn tới tăng cân, nhiều trường hợp nghiêm trọng là béo phì.
4. Bệnh tiểu đường
Ngồi ở bàn làm việc cả ngày làm suy giảm khả năng xử lý lượng đường trong máu của cơ thể, gây giảm độ nhạy cảm với hormone insulin, giảm tốc độ vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào, từ đó gây ra bệnh tiểu đường.
Những người dành nhiều thời gian ngồi hơn cũng tăng 112% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu trong 5 ngày, bệnh nhân chỉ nằm nghỉ ngơi trên giường, các nhà nghiên cứu đã thấy sự gia tăng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường.
5. Dáng người xấu
Ngồi quá lâu sẽ gây áp lực quá mức lên lưng, cột sống, làm căng thẳng cho các khớp cơ xung quanh.
Ngồi quá lâu sẽ gây áp lực quá mức lên lưng, cột sống, làm căng thẳng cho các khớp cơ xung quanh.
Đối với cơ chân và cơ mông, hông và lưng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi ngồi quá lâu. Ngồi làm cho cơ hông ngắn lại và tư thế ngồi cũng có thể làm đau lưng. Ngoài ra, tư thế ngồi sai cũng có thể gây chèn ép lên đĩa đệm cột sống, dễ dẫn tới thoái hóa sớm.
6. Ung thư
Đặc thù nghề nghiệp của các nghề như dân viên văn phòng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng. Những công việc ít hoạt động thể chất có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao.
7. Bệnh tim
Ngồi quá lâu có thể làm tổn thương tim. Một nghiên cứu cho thấy, những đàn ông dành hơn 23 tiếng mỗi tuần để xem phim truyền hình có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 64% so với những người chỉ xem phim trong 11 tiếng. Các chuyên gia cho biết thêm, người ngồi nhiều có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn 147%.
Theo Trí Thức Trẻ
- Sức khỏe47 phút trướcTiêm phòng vắc-xin Covid-19 hiện nay là việc làm rất cần thiết trong tình hình dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe3 giờ trướcBiến chủng SARS-CoV-2 mới thuộc nhóm 20C từng được các chuyên gia tại Mỹ cảnh báo cần điều tra khẩn cấp vì mức độ lây lan nhanh và có thể kháng vaccine.
- Sức khỏe5 giờ trướcThấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp.
- Sức khỏe6 giờ trướcSau cuộc cãi vã với vợ, người đàn ông 33 tuổi định đi tắm để giải tỏa cảm xúc, nào ngờ đột ngột ngất xỉu trong nhà tắm.
- Sức khỏe7 giờ trướcBản tin 6h ngày 26/2 cho biết có 1 ca mắc mới COVID-19 là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh. Việt Nam hiện có 2.421 bệnh nhân.
- Sức khỏe18 giờ trướcMột nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe19 giờ trướcBản tin 18h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương có 7 ca; 01 ca ở Tây Ninh là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
- Sức khỏe19 giờ trướcNếu như bạn mua thuốc uống, vận động linh hoạt mà cơn đau vai gáy không hề thuyên giảm thì rất nên đến viện để kiểm tra 3 loại ung thư dưới đây.
- Sức khỏe22 giờ trướcMới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân gặp tai nạn chấn thương dương vật với tình trạng đau, sưng to, tím tái, dương vật vẹo phải.
- Sức khỏe23 giờ trướcNgay trong đêm 24/2, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Tứ Kỳ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch: khoanh vùng, phong toả, truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, dập dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcNữ bệnh nhân 48 tuổi trú tại Cầu Giấy được xuất viện sau 3 lần âm tính. Ngày 24/2, bà được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2, được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly, điều trị.
- Sức khỏe1 ngày trướcNgày 24/2, lô vắc xin Astra Zeneca phòng Covid-19 đầu tiên của Anh đã về Việt Nam và hiện Bộ Y tế đang nhanh chóng lên kế hoạch tiêm ngay trong tháng 3 tới.