- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đau bụng dữ dội nhưng chủ quan tự mua thuốc uống, người phụ nữ phát hiện túi mật "hóa đá" trong bụng kinh hoàng
Đã có triệu chứng đau bụng từ lâu nhưng người phụ nữ chủ quan không đi điều trị mà tự mua thuốc uống. Hậu quả là khi triệu chứng dữ dội hơn, nữ bệnh nhân phát hiện túi mật "khủng" trong bụng nhưng phẫu thuật lần đầu thất bại.
- Xổ ra cả đống sỏi gan, sỏi mật nhờ uống dầu ôliu, dầu dừa: Sự thật kinh hoàng phía sau mới là điều bạn cần biết về trào lưu detox đang "làm mưa gió" trên MXH
- 2000 viên sỏi mật trong cơ thể người phụ nữ vì thói quen buổi sáng người Việt mắc không ít
- 3 kiểu ăn dễ hình thành sỏi mật: Người Việt mắc cả 3, nên biết sớm để thay đổi
Ngày 3/1, đại diện Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, vừa qua nơi đây đã tiếp nhận bệnh nhân H.T.G. (SN 1968) trong tình trạng đau bụng âm ỉ vùng dưới sườn phải liên tục và nôn ói nhiều lần.
Bệnh nhân được chụp cộng MRI, ghi nhận túi mật có thành dày, sỏi lắp đầy lòng túi mật và có nhiều sỏi nằm trong ống mật chủ (đường mật).
Khai thác bệnh sử, dù đau vùng bụng trên rốn, dưới sườn bên phải đã nhiều năm nay nhưng cô G. lại chủ quan cho rằng mình chỉ bị đau bao tử nên đã tự ý mua thuốc uống để điều trị.
Cho đến 4 tháng trước, người phụ nữ bị đau nhiều hơn nên đi khám và điều trị ở một cơ sở y tế tư nhân. Tại đây cô được chẩn đoán sỏi túi mật và được chỉ định cắt bỏ túi mật.
Tuy nhiên cuộc phẫu thuật thất bại, túi mật của bệnh nhân vẫn còn nguyên trong ổ bụng.
Bệnh nhân H.T.G.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát, BV quận Thủ Đức cho biết ngay từ lúc đầu tiếp nhận, bệnh nhân có một tình trạng nhiễm trùng từ đường mật do tắc nghẽn từ ống mật chủ, được điều trị kháng sinh, kháng viêm, giảm đau từ sớm.
Sau đó, bệnh nhân được lên kế hoạch can thiệp mau chóng để lấy sỏi từ ống mật chủ, giải quyết nhanh tình trạng nhiễm trùng và ứ mật do sỏi nằm trên đường mật chính.
Sau can thiệp ERCP lấy sỏi, bệnh nhân đáp ứng tốt, tình trạng nhiễm trùng và đau bụng giảm dần.
Đến ngày 23/12, bệnh nhân tiếp tục tiến hành can thiệp lần 2, phẫu thuật nội soi cắt túi mật để điều trị dứt điểm.
Ca phẫu thuật được tiên lượng khó khăn từ đầu do bệnh nhân đã có sỏi túi mật từ lâu không được điều trị, có nhiều đợt viêm tái đi tái lại, gây ra tình trạng viêm mạn tính gây dính và mất cấu trúc giải phẫu vốn có.
Đến ngày 23/12, bệnh nhân tiếp tục tiến hành can thiệp lần 2, phẫu thuật nội soi cắt túi mật để điều trị dứt điểm.
Ngoài ra bệnh nhân đã từng phẫu thuật vùng bụng trước đó, làm tăng độ khó cho việc bóc tách bộc lộ phẫu trường cho phẫu thuật nội soi.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ ghi nhận trong ổ bụng viêm dính nhiều cơ quan nên quá trình bóc tách túi mật tương đối khó khăn so với thông thường.
Nhờ kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị kĩ càng trước đó của các bác sĩ, sau gần 1 tiếng đồng hồ túi mật đã được cắt bỏ hoàn toàn.
Thám sát túi mật sau khi được đưa ra khỏi ổ bụng thấy thành túi sượng cứng, mất đàn hồi, lòng lắp đầy những viên sỏi nhỏ làm mất khả năng co bóp và chức năng của túi mật.
Đồng thời với lượng sỏi nhiều sẽ làm tăng tỉ lệ rớt sỏi vào đường mật chính gây nhiễm trùng, ứ mật vào máu như trong trường hợp của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, bên trong túi mật có rất nhiều viên sỏi cứng, hình tháp, kích thước đồng đều… trông giống những chiếc răng người.
Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt và đang được nằm tại khoa Ngoại Tổng quát để theo dõi sau phẫu thuật.
BS Bùi Đức Thịnh, khoa Ngoại tổng quát cho biết, túi mật bị cắt bỏ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh nhưng hạn chế những bữa ăn thịnh soạn có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Theo Pháp luật và bạn đọc
- Sức khỏe2 giờ trướcHạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng là điều ai cũng cần nhớ.
- Sức khỏe3 giờ trướcBuồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ nên nếu tình trạng suy buồng trứng xảy ra thì bạn cần đặc biệt lưu ý.
- Sức khỏe6 giờ trướcHiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi...
- Sức khỏe6 giờ trướcGiới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.
- Sức khỏe7 giờ trướcBản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.
- Sức khỏe18 giờ trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.
- Sức khỏe19 giờ trướcBản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- Sức khỏe21 giờ trướcHôm nay, bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã được ra viện trong niềm hân hoan của gia đình và các thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Sức khỏe1 ngày trướcThận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.