Để không phải nhận hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thực phẩm, đừng bao giờ quên những điều này

Nếu muốn đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho bản thân và gia đình trong những ngày hè này, đừng chủ quan bỏ qua những thông tin về ngộ độc thực phẩm dưới đây.

Nếu muốn đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho bản thân và gia đình trong những ngày hè này, đừng chủ quan bỏ qua những thông tin về ngộ độc thực phẩm dưới đây.

Ngộ độc thực phẩm là nỗi ám ảnh của không ít người, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt, nóng bức như hiện nay. Tuy vậy, không phải lúc nào tình trạng đáng sợ này cũng xảy đến với bạn. Dưới đây là những điều liên quan đến ngộ độc thực phẩm bạn nên biết:

Để không phải nhận hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thực phẩm, đừng bao giờ quên những điều này - Ảnh 1.

Ngộ độc thực phẩm là nỗi ám ảnh của không ít người, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt, nóng bức như hiện nay.

Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến

Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ, khoảng 1/6 dân số nước này, tương đương với 48 triệu người, bị ngộ độc do thực phẩm bẩn hàng năm. Tuy hầu hết người bệnh đều tự bình phục sau 1 đến 2 ngày nhưng mỗi năm, ngộ độc thực phẩm cũng khiến khoảng 128000 người phải nhập viện và làm 3000 người chết.

Ngộ độc thực phẩm có không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay lập tức

Điều này không hẳn là đúng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus sẽ phát tác sau khi ăn từ 1 đến 6 giờ. Thời gian để khuẩn Noroviruses tấn công và sản sinh chất độc khiến bạn tiêu chảy lên đến 12 đến 48 giờ. Còn đối với vi khuẩn E. coli O157:H7 - thường có trong nước bẩn, thịt bò sống - con số này dao động từ 1-8 ngày.

Để không phải nhận hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thực phẩm, đừng bao giờ quên những điều này - Ảnh 2.

Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới.

Nhiệt độ bên ngoài có thể làm hỏng thực phẩm, gây ngộ độc khi ăn

Nhiệt độ môi trường có thể khiến thực phẩm bị hỏng nhanh hơn bạn tưởng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Tamara Duker Freuman tại Ấn Độ, với nhiệt độ phòng vào khoảng 32 độ, đừng lưu trữ các loại thực phẩm quá 1 tiếng tại đây bởi chúng có thể dễ dàng ôi thiu và gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải. Nếu không chắc chắn về độ tươi, đừng ngần ngại loại bỏ chúng để giữ an toàn sức khỏe.

Quả đã gọt vỏ không phải lúc nào cũng an toàn

Cho dù có gọt vỏ hay không, các loại quả không bao giờ an toàn tuyệt đối. Vi khuẩn listeria có trong vỏ các loại quả là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngộ độc cũng bắt nguồn từ loại vi khuẩn này. Chính sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến 1600 người phải nhập viện và hơn 260 người tử vong mỗi năm ở nước Mỹ.

Theo tiến sĩ Yanina Purim, giám đốc y khoa khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago, các loại củ quả đều có thể chứa vi khuẩn listeria. Vì vậy, bạn cần rửa sạch chúng ngay cả khi đã gọt vỏ .

Để không phải nhận hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thực phẩm, đừng bao giờ quên những điều này - Ảnh 3.

Nhiệt độ môi trường có thể khiến thực phẩm bị hỏng nhanh hơn bạn tưởng.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau

Tiến sĩ Robert Brackett, giám đốc Viện An toàn Thực phẩm thuộc Viện Công nghệ Illinois cho biết, những triệu chứng bạn gặp phải khi bị ngộ độc không bao giờ giống nhau mà phụ thuộc vào tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Ví dụ như vi khuẩn hình que Clostridium Perfringens sản sinh một loại độc tố làm bạn tiêu chảy sau khi ăn từ 8 đến 12 giờ. Với khuẩn salmonella, bạn có thể gặp phải hiện tượng tiêu chảy, đau đầu, sốt, đau bụng dưới, ớn lạnh...trong vòng 6 đến 72 giờ sau khi ăn. Một số người khác còn bị đau khớp, sưng mắt nếu bị vi khuẩn này tấn công và lan rộng vào cơ thể.

Để không phải nhận hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thực phẩm, đừng bao giờ quên những điều này - Ảnh 4.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tự vượt qua cơn ngộ độc thực phẩm.

Chỉ uống nước lọc không giúp giải độc

Điều này không hoàn toàn đúng. Tiến sĩ Armitage cho biết: "Khi bị nôn mửa và tiêu chảy, bạn không chỉ mất nước mà còn mất đi lượng đường và muối trong cơ thể". Vì vậy, bạn nên uống nhiều thức uống có chứa chất điện giải, đồng thời không nên uống thuốc chống tiêu chảy tùy tiện, trừ khi được các chuyên gia y khoa khuyến nghị. Thay vì uống nhiều nước và ăn đồ nhiều dầu mỡ khi đói, hãy sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, bánh mỳ…

Nếu bị ngộ độc phải đi khám

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tự vượt qua cơn ngộ độc thực phẩm. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp nhẹ, cơ thể có thể tự điều tiết và thải hết độc tố ra ngoài nhưng cũng có một vài ngoại lệ, đặc biệt ở trẻ em và người già. Theo tiến sĩ Armitage, nếu đi đại tiện ra máu, sốt, nôn hoặc bị tiêu chảy nhiều lần, đừng ngần ngại tìm tới sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa.

Theo Trí thức trẻ


ngộ độc thực phẩm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.