Đi bể bơi mùa hè có thể khiến bạn mắc những bệnh nghiêm trọng sau, cần đặc biệt lưu ý

Đi bơi là một hoạt động tuyệt vời để giảm nhiệt cơ thể vào những ngày hè. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn vẫn có rủi ro bị các bệnh nhiễm trùng do tiếp xúc với vi khuẩn có trong bể.

Đi bể bơi mùa hè có thể khiến bạn mắc những bệnh nghiêm trọng sau, cần đặc biệt lưu ý-1

Lợi ích của việc đi bơi thường xuyên

Bơi lội đúng cách thường xuyên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời không chỉ đối với sức khỏe mà còn giúp tinh thần được thư giãn và dễ chịu.

Giúp phát triển cơ thể toàn diện

Khi bơi lội, cơ thể sẽ được vận động toàn bộ, nhờ vậy mà thân thể được phát triển một cách toàn diện, cân đối và tự nhiên. Những người đi bơi thường xuyên sẽ thấy những điểm cắt cơ bắp đẹp mắt trên cơ thể của họ.

Đặc biệt, việc bơi lội còn giúp phát triển về chiều cao cực kỳ hiệu quả (nhất là những người trong độ tuổi thanh, thiếu niên) do khi bơi chân, tay và thân người luôn luôn vươn về phía trước, đồng thời còn phòng chống cong vẹo cột sống (do thiếu vận động hay ngồi một chỗ nhiều).

Giúp giảm cân

Rất nhiều người đã lựa chọn bơi lội là phương pháp giảm cân cho mình. Việc bơi lội sẽ cần đến sự vận động của toàn bộ cơ thể, giúp tiêu hao mỡ thừa hiệu quả. Tập thể dục dưới nước tiêu hao năng lượng tốt hơn so với tập trên bờ.

Mỗi ngày bơi 30- 60 phút bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.

Tốt cho tuần hoàn máu

Khi thả mình vào nước, áp lực từ nước sẽ tác động lên chân và tay, cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn.

Mỗi tuần 3-4 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 phút bơi lội có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Đồng thời nó còn có tác dụng giảm huyết áp và cholesterol.

Có lợi cho hô hấp

Bơi lội làm dung tích sống của phổi tăng rõ rệt. Nhiều vận động viên bơi lội có dung tích sống của phổi tăng hơn bình thường từ 1,5- 2 lít.

Dung tích sống của phổi càng cao thì quá trình lao động, vận động càng bền bỉ, hô hấp cũng thuận lợi hơn và các cơn hen được giảm hiệu quả, đặc biệt là những người nghiện thuốc lá.

Giúp phòng trị viêm khớp hiệu quả

Theo các chuyên gia, bơi lội là một dạng tập luyện chịu tác động nhỏ, cùng với sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp, từ đó giảm được các cơ đau khớp hiệu quả.

Các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe còn chỉ ra, bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, quá trình chữa bệnh viêm khớp mãn tính cũng nhanh và hiệu quả. Phương pháp này sẽ rất hữu hiệu với người cao tuổi hay bị đau.

Giúp giải tỏa áp lực, stress

Theo các thống kê chỉ ra, có tới hơn 75% người tham gia bơi lội thấy thoải mái và bớt căng thẳng, họ cảm thấy dễ chịu sau mỗi giờ bơi lội.

Và thực tế thì chúng ta cũng đã thấy có rất nhiều người xem bơi lội là một trong những phương pháp để giải tỏa áp lực.

Đi bể bơi mùa hè có thể khiến bạn mắc những bệnh nghiêm trọng sau, cần đặc biệt lưu ý-2
Các loại bệnh, nhiễm trùng và dị ứng có thể gặp sau khi bơi

Bệnh tiêu chảy

Bể bơi rất dễ xuất hiện vi khuẩn Crypto, vi khuẩn này gây ra hơn 80% các bệnh do bơi. Khi tiếp xúc với vi khuẩn này bạn có thể bị đi ngoài phân lỏng từ 2-10 ngày.

Ngoài ra còn do một số loại vi khuẩn khác có thể kể đến như Giardia, Shigella, norovirus và E. coli gây nên các bệnh nhiễm khuẩn tại dạ dày.

Viêm tai ngoài

Đây là bệnh rất dễ bị sau khi đi bơi. Bệnh này không lan truyền từ người này sang người khác mà thay vào đó, mà do bị tích nước hồ bơi trong tai quá lâu mà không được vệ sinh sạch, nó làm cho các vi khuẩn phát triển và gây ra viêm tai.

Nổi ban trên da

Hiện tượng này thường xuất hiện khi người bơi tắm trong bồn nước nóng bị ô nhiễm hoặc trong những bể nước nóng được xử lý vệ sinh kém nên còn được gọi là phát ban bồn tắm nóng hoặc viêm nang lông

Vi trùng Pseudomonas aeruginosa thường bám vào đồ bơi rồi gây ra phát ban. Chính vì vậy, khi mặc đồ tắm bị ướt hàng giờ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng là một trong những bệnh tiêu biểu thường gặp khi vào mùa bơi lội.

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn di chuyển lên niệu đạo, đi qua nước tiểu vào bàng quang. Vi khuẩn này thường xuất phát từ nước bể bơi nên bạn cần tránh việc ngồi ngồi xung quanh bể bơi lâu trong bộ đồ tắm ẩm ướt.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp là do vi khuẩn Legionella gây ra, vi khuẩn này có trong nước bể bơi, khi đi bơi người bơi có thể hít từ hơi nước của bể nước nóng.

Thời gian tiến triển của bệnh từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi tiếp xúc và thường gặp ở những người trên 50 tuổi, người hút thuốc và những người có hệ miễn dịch yếu.

Do không thể nhận ra vi khuẩn này tồn tại trong bể bơi hoặc bồn nước nóng nên bạn thường chủ quan mà bỏ qua. Các loại khuẩn này thường gặp ở bể bơi trong nhà, nhưng chúng cũng có thể sống bên ngoài trong môi trường ấm áp, ẩm ướt.

Nhiễm độc vì khí Clo bị biến chất

Không phải bể bơi cứ có mùi Clo nồng nặc thì bể bơi đó sạch. Bởi nhiều trường hợp, vi trùng, bụi bẩn và tế bào cơ thể kết hợp với hóa chất Clo hồ bơi làm Clo có mùi cay nồng, bay vào không khí tạo ra mùi hắc khó chịu. Làm cho nhiều người nhầm lẫn mùi này là mùi của bể bơi đã được xử lý với nồng độ đạt chuẩn.

Thực tế, mùi Clo quá nồng nghĩa là Clo trong bể đã bị cạn kiệt hoặc biến chất. Do đó, nếu ngửi thấy mùi hóa chất nồng nặc trong bể thì đừng nên xuống tắm và ngược lại, nếu bể có mùi dễ chịu thì bạn có thể yên tâm bơi lội.

Đi bể bơi mùa hè có thể khiến bạn mắc những bệnh nghiêm trọng sau, cần đặc biệt lưu ý-3

Những lưu ý cần nhớ khi đi bơi

- Chọn bể bơi có nguồn nước sạch 

- Không xuống bể khi đang mệt, đổ mồ hôi 

- Không ăn quá no trước khi bơi 

- Khởi động trước khi xuống nước 

- Không vận động quá sức khi bơi 

- Vệ sinh tai sau khi bơi 

- Chăm sóc vùng kín kỹ càng 

- Nhớ bôi kem chống nắng 

- Tắm trước và sau khi bơi 

- Không uống nước trong bể bơi 

- Phụ nữ không nên bơi trong khi đến kỳ kinh nguyệt.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/di-be-boi-mua-he-co-the-khien-ban-mac-nhung-benh-nghiem-trong-sau-can-dac-biet-luu-y-post1447171.tpo

đi bơi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.