Dùng nước đậu đen thay nước lọc tưởng giải nhiệt mùa hè nhưng không ngờ là sai hoàn toàn

Đậu đen là loại hạt được dùng khá phổ biến trong những ngày hè nắng nóng để giải nhiệt cơ thể nhưng không nên uống nước đậu đen thay nước lọc.

Đậu đen là loại hạt được dùng khá phổ biến trong những ngày hè nắng nóng để giải nhiệt cơ thể nhưng không nên uống nước đậu đen thay nước lọc. 

Hạn chế hấp thu vi chất trong cơ thể

Thời tiết miền Bắc những ngày này phổ biến với mức nhiệt độ ngoài trời lên tới 38 độ C. Để xua tan đi nóng bức của thời tiết, không ít chị em dùng nước đậu đen uống thay nước lọc. Các chị em cho rằng đậu có tính mát, vì vậy uống nhiều sẽ giúp giải nhiệt cho cơ thể. Một số bà mẹ thấy con mọc rôm cũng mua đậu đen về ninh lấy nước và cho con uống.

Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), nước đậu đen là một loại nước uống dinh dưỡng nhưng không thể dùng thay thế cho nước uống hàng ngày. Nếu dùng nước đỗ đen uống thay nước sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.

Dùng nước đậu đen thay nước lọc tưởng giải nhiệt mùa hè nhưng không ngờ là sai hoàn toàn-1

Uống quá nhiều nước đậu đen có có ảnh hưởng tới quá trình hấp thu vi chất trong cơ thể, ảnh minh họa.

Đậu đen thuộc vào nhóm thực phẩm có chứ nhiều phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Lượng Phytat nhiều có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa. Cho nên, không nên dùng nước đậu đen uống thay nước hàng ngày đặc biệt với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Người tiêu hóa kém không nên dùng đậu đen nhiều

Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho hay đậu đen là vị thuốc có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt giải độc lợi tiểu.

Trong dân gian, đậu đen được dùng để chữa một số chứng phong nhiệt nhức đầu, sốt nóng, sợ gió do thận gan yếu, đau lưng mỏi gối, bí đái, mụn nhọt, lở ngứa. Đậu đen còn được dùng nấu nước để tẩm chế một số vị thuốc khác.

Người lớn trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón nên dùng nước đậu đen có tác dụng bổ gan, thận. Người huyết áp cao suy nhược cơ thể dùng đậu đen cũng sẽ rất tốt. Người bị nóng trong phá nhiệt ra ngoài nên dùng đậu đen.

“Trong những ngày hè nóng bức có thể dùng nước đậu đen uống giải nhiệt rất tốt. Khi đi ngoài trời nắng về và đang khát ra mồ hôi dùng nước đậu đen uống để hạ nhiệt dương có tác dụng giảm nhiệt cơ thể, giải cảm nắng tốt. Đậu đen là loại hạt lành tính tuy nhiên không nên lạm dụng dùng đặc biệt là uống thay nước”, Lương y Bùi Hồng Minh nói.

Cũng theo vị Lương y này, không phải ai cũng có thể dùng được nước đậu đen để giải nhiệt trong nhưng ngày hè. Người mắc bệnh viêm đại tràng, người tỳ vị hư, người đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Trong trường hợp muốn dùng thì nên rang hạt đậu đen để ôn ấm vị và dùng với số lượng ít.

“Trẻ nhỏ thường xuyên bị đái dầm do bàng quang hàn cũng không nên uống nước đậu đen. Nếu uống sẽ làm cho trẻ đi tiểu, đái dầm nhiều hơn. Trẻ nhỏ thường xuyên đi phân lỏng, tiêu hóa kém tuyệt đối không dùng nước đậu đen”, Lương y Bùi Hồng Minh nói.

Để tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyên nên dùng nước đậu đen như một thứ nước uống thưởng thức. Đối với người khỏe mạnh không có bệnh lý như đã kể trên, mỗi ngày uống một ly là đủ. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng mỗi tuần từ 1-2 ly. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên sử dụng nước đậu đen, trên 1 tuổi sử dụng với mức vừa phải.

Theo EmDep


giải nhiệt mùa hè

nước lọc

đậu đen


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.