Đừng vội mừng khi con có dấu chân “đáng yêu”

Khi con gái tròn 8 tuổi, có lần anh Ng.V.K.B nhìn dấu chân con in trên sàn nhà, thầm nghĩ rằng bàn chân con gái mình rất đáng yêu, đầy đặn, chắc là có “số sướng” sau này.

Khi con gái tròn 8 tuổi, có lần anh Ng.V.K.B (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) nhìn dấu chân con in trên sàn nhà sau khi cháu bé chơi ngoài sân, thầm nghĩ rằng bàn chân con gái mình rất đáng yêu, đầy đặn, không thấy vùng khuyết ở lòng bàn chân, chắc là có “số sướng” sau này.

Thế nhưng, khi cô bé đến tuổi 11, những cơn đau ở đầu gối bắt đầu xuất hiện. Không thấy vết thương hay dấu bầm, nghĩ do con tập thể thao hay chạy chơi đùa bị té ngã nên anh mua thuốc, cao dán, dầu xoa bóp về chữa cho con. Sau mấy tháng bé vẫn không khỏi, anh mới chịu đưa đi bệnh viện. Thì ra đầu gối cháu bé chẳng va vào đâu cả mà là do bàn chân bé bị bẹt bẩm sinh - một tật không hiếm gặp nhưng khó phát hiện.

dung voi mung khi con co dau chan “dang yeu” hinh anh 1

Ảnh minh họa

BS Nguyễn Văn Thanh, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết bàn chân bẹt thường là một tật bẩm sinh, hệ thống dây chằng, cơ… ở vùng này của trẻ thường lỏng lẻo nên không tạo vòm bàn chân như người bình thường, dẫn đến việc cả lòng bàn chân luôn tiếp xúc với mặt đất hoặc có vùng tiếp xúc rộng hơn người bình thường. Dấu chân in trên đất thường sẽ tròn đầy thay vì chỉ in ở những điểm tì đè nhất định.

“Khi trẻ còn nhỏ, phát hiện khá khó bởi bàn chân trẻ nhỏ thường có lớp mỡ dày nên chân trẻ nào cũng in dấu đầy đặn như nhau. Thường cha mẹ chỉ phát hiện tật này khi trẻ lớn lên mà chân vẫn có vẻ như đầy đặn bất thường hoặc khi trẻ bắt đầu kêu đau. Thông thường, tật này sẽ dẫn đến lệch trục chân, ảnh hưởng dến sự phát triển, làm vẹo chân, lệch gối, thậm chí ảnh hưởng đến khớp háng, cột sống nếu trẻ bị nặng và không được điều trị kịp thời” - BS Thanh cho biết.

Vì thế, một trong những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận ra tật khó nhận biết này là đứa con than đau ở... đầu gối. Do những tác động lên nhiều vùng xương khớp, đặc biệt là nguy cơ thoái hóa khớp sớm ở những vùng bị ảnh hưởng, trẻ mắc tật cần được điều trị bằng nẹp chỉnh hình hoặc một loại giày được gia công đặc biệt có các miếng chêm nhằm nâng đỡ, điều chỉnh trục chân. Càng được mang dụng cụ sớm, những tác động “dây chuyền” lên gối, háng, cột sống… càng được hạn chế. “Dấu chân trẻ đầy đặn ở tuổi còn nhỏ thì trông rất đáng yêu thật nhưng đến 6-7 tuổi mà vẫn cứ “đáng yêu” như cũ thì nên coi chừng!” - BS Thanh lưu ý.

Theo Người lao động


tật bẩm sinh ở trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.