Hành tây: Lợi và hại không thể không biết trước khi ăn

Hành tây là một thực phẩm gia vị tuyệt vời cho nhiều món ăn. Không những thế nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Hành tây là một thực phẩm gia vị tuyệt vời cho nhiều món ăn. Không những thế nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.

Giá trị dinh dưỡng

Trong thành phần của hành tây, hàm lượng vitamin A, B1, B2, PP, C, các muối của canxi và photpho, chất kháng sinh thực vật, axit citric và malic, các loại đường glucoz, saccaroz, fructoz, maltoz… rất phong phú.

Sự hội tụ độc đáo các chất này trong một loài cây làm nên giá trị đặc biệt của nó.

Với thành phần hoá học như vậy, hành tây có tính chất phòng và chữa nhiều bệnh, kể cả bệnh ung thư.

Những điều bạn không thể không biết khi ăn hành tây - Ảnh 1.

Công dụng đáng quý của hành tây

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Trong thành phần của hành tây chứa nhiều hợp chất S-methylcysteine, flavonoid, cron và quercetin, có khả năng làm giảm glucose và chất béo, tăng bài tiết insulin, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Phòng chống ung thư

Do chứa hợp chất lưu huỳnh nên hành tây có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản, đại tràng, trực tràng, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt và thanh quản.

Giảm đau bụng

Hành tây cũng được chứng minh giúp giảm đau bụng trong thời kỳ “đèn đỏ”.

Sở dĩ hành tây có tác dụng này vì nó chứa acid amin cysteine, giúp hỗ trợ sản xuất glutathione là chất giúp làm dịu đau nhức, giảm căng thẳng, ngăn ngừa tổn thương tế bào và hỗ trợ chức năng gan.

Để hạn chế cơn đau, khó chịu khi “đèn đỏ”, chị em nên ăn hành tây trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 4-5 ngày.

Các bệnh về hô hấp

Tổ chức Y tế Thế giới WHO thừa nhận hành tây giúp làm giảm các triệu chứng như ho, tắc nghẽn và viêm đường hô hấp.

Trong y học của người Trung Hoa, hành được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, ho, nhiễm khuẩn, và các vấn đề về thở. Tại nhiều nước, xi-rô có nước ép hành dùng để chữa ho và hô hấp cho trẻ em.

Tốt cho bệnh nhân hen suyễn

Trên các bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mạn, hành tây có công dụng không hề nhỏ.

Thành phần của nó chứa các chất chống viêm và ức chế Histamin- một chất hóa học chính gây bệnh hen, nó có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen, giảm một nửa nguy cơ tái phát của các cơn hen.

Tốt cho huyết áp

Tại Nga các nghiên cứu cũng nhận thấy hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hoà tan máu, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể.

Mặt khác, các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối Natri (một loại muối gọi nước), do đó làm hạ huyết áp.

Các nhà khoa học Nga đã chứng minh rằng, chỉ cần một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hoà huyết áp và các thành phần của máu, ngăn ngừa sự tạo thành huyết khối.

Tốt cho hệ tim mạch

Có nhiều bằng chứng cho thấy hợp chất sulfur trong hành tây giúp ngăn ngừa sự đông máu và tình trạng các tế bào tiểu cầu kết dính với nhau, có thể khiến mạch máu bị tắc nghẽn.

Chất này cũng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, đồng thời cải thiện chức năng màng tế bào trong các tế bào hồng cầu.

Nhìn chung, công dụng tổng thể của hành tây là đẩy lùi nguy cơ xảy ra cơn đau tim.

Những điều bạn không thể không biết khi ăn hành tây - Ảnh 2.

Những người không nên ăn hành tây

Người bị đau mắt đỏ

Theo y học phương Đông, bệnh do can phong nhiệt nên người bị đau mắt đỏ cần tránh các loại thực phẩm cay nóng như: Hành tây, ớt, tiêu, mù tạt… Các loại thực phẩm và gia vị này sẽ làm mắt đỏ hơn.

Người có bệnh huyết áp thấp

Hành tây cũng nằm trong các loại thực phẩm cần tránh của người huyết áp thấp vì loại củ này có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp.

Bệnh về dạ dày

Hành tây có thể gây đầy hơi, chướng bụng và có chứa một số độc khí. Vì vậy những người có bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hành tây.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.