Hiểm họa khôn lường khi uống phải cà phê tẩm hóa chất

Thông tin từ nguyên liệu làm nên cà phê rởm một lần nữa khiến nhiều “tín đồ” cà phê hoang mang bởi những nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe đối với đồ uống yêu thích này.

Thông tin từ nguyên liệu làm nên cà phê rởm một lần nữa khiến nhiều “tín đồ” cà phê hoang mang bởi những nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe đối với đồ uống yêu thích này.

Sáng ngày 29/3, Công an thành phố Vinh (Nghệ An) đã bắt giữ xe tải chở cà phê có dấu hiệu nghi vấn. Qua giám định, trong số 850kg được gọi là cà phê đó chỉ có 200kg là cà phê nguyên hạt còn 650kg là cà phê giả. Được biết, số cà phê giả này có thể là đậu nành được rang cháy, sau đó ngâm tẩm các loại phụ gia và hương liệu tạo nên mùi thơm như cà phê thật.


Cà phê giả được lực lượng chức năng phát hiện kịp thời. Ảnh CAND

Cà phê giả được lực lượng chức năng phát hiện kịp thời. Ảnh CAND

Được biết, để nhận biết cà phê ngon, nguyên chất, cà phê thật bao giờ cũng có mùi thơm nhẹ, nước màu nâu cánh gián sậm chứ không phải màu đen, độ sánh vừa phải. Nếu khuấy nhẹ sẽ có một lớp bọt, lớp bọt này vỡ sẽ phóng thích hương thơm đặc trưng của cà phê.

Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận, giảm giá thành và đạt được tiêu chuẩn “đặc, đắng, sánh, bọt” để chiều lòng khách hàng, nhiều cơ sở kinh doanh đã độn thêm ngô hoặc đậu nành rang cháy đen cùng với hóa chất tạo mùi, phẩm màu, chất phụ gia… để tạo nên hương vị cà phê.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người sử dụng uống phải thứ cà phê này không chỉ không có giá trị dinh dưỡng mà còn rất có hại cho sức khỏe. Người thường xuyên sử dụng phải cà phê rởm sẽ có nguy cơ đối diện với những chất độc hại sau:


Cà phê nguyên chất lượng bọt sẽ không đáng kể. Ảnh minh họa

Cà phê nguyên chất lượng bọt sẽ không đáng kể. Ảnh minh họa

Thực phẩm rang cháy: Các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành có chứ chất béo, khi bị rang cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.

Chất tạo màu: Để tạo màu đen cho nước cafe, ngoài việc rang bắp và đậu nành cho cháy đen, người ta còn sử dụng màu caramel được nấu từ mật rỉ đường, đây là loại vốn không được sử dụng trực tiếp cho người mà làm thức ăn gia súc hay nuôi cấy vi sinh.

Chất tạo vị đắng: Dù đậu nành hay bắp rang khét có vị đắng nhưng không đủ. Trước đây các cơ sở có thể sử dụng thuốc ký ninh (vị thuốc trị sốt rét có vị đắng ). Ngoài ra, để thơm đậm mùi cà phê, nhà sản xuất còn pha chế thêm hương liệu tổng hợp, có đặc điểm là cường độ rất mạnh.

Chất tạo bọt: Để tạo bọt, nhiều cơ sở đã sử dụng những chất hoạt động bề mặt hoặc chất tẩy rửa để tạo bọt, thông thường là sodium lauryl sunfate hoặc sodium lauryl ether sunfate, các chất này đều dễ gây kích ứng da, tổn thương niêm mạc, gây độc cho cơ thể.

Cách nhận biết cà phê pha nguyên chất

Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp mịn, tơi và rời. Khi chế nước sôi vào nở phồng lên, sủi bọt mạnh. Còn bột cà phê có tạp chất không nở mà bẹp xuống, chìm nhanh, bốc mùi thơm lan tỏa ra nồng nặc.

Màu nước cà phê nguyên chất luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, độ sánh không đáng kể, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách. Còn với ly cà phê có màu đen thui, đục thì phần lớn là màu của hạt đậu, hạt bắp rang...

Theo GĐ&XH


cà phê

tẩm hóa chất


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.