Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản

Triệu chứng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản (VTQ) gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu, phiền toái trong giao tiếp, đặc biệt là những người làm nghề phải sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, phát thanh viên, bán hàng, doanh nhân,…

Triệu chứng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản (VTQ) gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu, phiền toái trong giao tiếp, đặc biệt là những người làm nghề phải sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, phát thanh viên, bán hàng, doanh nhân,…

  Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản
Ảnh minh họa
 
Do phải tư vấn nhiều cho khách hàng nên chị Hoàng Thị Bích Thảo ở Thanh Trì, Hà Nội bị khản tiếng, có lúc không thể nói được, vùng cổ họng thường xuyên bị đau rát. Vào bệnh viện khám, bác sĩ cho biết chị bị viêm phù nề dây thanh và cần hạn chế nói.

 

Cũng làm nghề kinh doanh, chị Nguyễn Trân Huyền ở Hà Nội thường xuyên bị khản tiếng, mất tiếng do hạt xơ thanh quản, cứ khỏi lại tái phát: “Có lần khách hàng gọi điện đến than phiền, tôi bị mất tiếng và không thể nói được, họ lại tưởng tôi coi thường không thèm trả lời nên càng tức giận”- chị Huyền cho biết.

 

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều bệnh nhân bị khản tiếng, mất tiếng do công việc thường xuyên phải giao tiếp.

 

Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên lưu ý:

 

- Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Nếu được nước ấm có pha khoảng 20 giọt sáp ong (propolis) thì thanh quản càng sớm trở lại hoạt động bình thường.

 

- Có thể pha hai muỗng cà-phê mật ong trong 250ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, nhiều lần trong ngày.

 

- Ngậm viên nước đá có pha vài giọt dầu khuynh diệp sau mỗi bữa ăn để vừa sát trùng vùng hầu họng, vừa tránh sung huyết trong cổ họng.

 

- Xịt nước muối vào cổ họng mỗi giờ nếu phải tiếp tục làm việc trong phòng máy lạnh.

 

- Ngưng hút thuốc trong thời gian mất tiếng vì thuốc lá là yếu tố phá hủy tác dụng của tất cả biện pháp nêu trên.

 

- Dùng sản phẩm có thành phần phối hợp từ các thảo dược như rẻ quạt (giúp tán kết, tiêu đờm),… kết hợp với sói rừng, bồ công anh, bán biên liên (giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản).

 

Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:

 

- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.

 

- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.

 

- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.

 

- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lầnmất tiếng.

 

- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.

 

- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

 

- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khản tiếng

 

- Tránh nói to, nói nhiều, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: micro, loa,…

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.