Khẩu trang y tế có tác dụng ngăn ngừa bệnh cúm hay không?

Mọi người nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc ở phạm vi dưới 1,8 m so với người bị cúm.

Mọi người nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc ở phạm vi dưới 1,8 m so với người bị cúm.

Giữa mùa cúm đang lây lan, không một ai là người muốn gia nhập hàng ngũ những nhân viên phải nhồi giấy ăn vào mũi ở văn phòng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh cúm? Một nghiên cứu mới của Đại học Maryland cho biết cúm có thể lây qua đường hơi thở, mà không cần ai đó phải ho hoặc hắt hơi.

Bởi vậy, cách tốt nhất để không bị cúm là cách ly với người bệnh. Hoặc là khi ai đó bị ốm họ nên ở nhà, hoặc là bạn không đến văn phòng làm việc nữa.

Nhưng sự thật là mọi người đều cần phải đi làm, vậy thì đeo một chiếc khẩu trang y tế có tác dụng hay không? Bạn có thể đeo khẩu trang và tự tin đứng giữa đám đông, hoặc trong cùng thang máy với một bệnh nhân cúm?

"Có, khẩu trang y tế có thể giúp bạn ngăn ngừa cúm", Tiến sĩ Sherif Mossad, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Cleveland Clinic, cho biết. "Virus cúm được vận chuyển trong các giọt không khí, vì vậy, một chiếc khẩu trang sẽ ngăn chặn cúm lây lan tới người khác".

Bạn có thể mua khẩu trang y tế tại các cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng trực tuyến. Tiến sĩ Susan Besser, bác sĩ gia đình tại Mercy Personal Physicians nói: “Các loại khẩu trang dùng một lần là đủ tốt, chỉ cần chắc chắn bao bì của chúng khẳng định có thể bảo vệ bạn chống lại các hạt trong không khí”.

Và khẩu trang một lần thì nên dùng 1 lần duy nhất. “Tốt nhất là bạn nên vứt bỏ khẩu trang sau mỗi lần sử dụng”, tiến sĩ Besser nói. "Nếu khẩu trang bị ướt – hoặc đơn giản là bạn đã hít thở qua nó - hiệu quả của việc bảo vệ bạn sẽ bị giảm”.

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý một điều rằng khẩu trang y tế không có hiệu quả 100%. Và nó nên được sử dụng như là một biện pháp bổ sung, chứ không phải thay thế các biện pháp phòng chống cúm khác.

Nếu bạn bị cúm, cách tốt nhất để tránh lây lan cho người khác là hãy ở nhà dưỡng bệnh, tiến sĩ Besser lưu ý. Trong trường hợp bạn không muốn bị lây nhiễm, "rửa tay luôn là chiến lược số một". Ngoài ra, tiêm vắc-xin phòng cúm và che miệng khi ho hoặc hắt hơi là những biện pháp cần thiết khác.

Khẩu trang y tế có tác dụng ngăn ngừa bệnh cúm hay không? - Ảnh 1.
Khẩu trang y tế có khả năng phòng ngừa bệnh cúm, nhưng không có tác dụng 100%

Nếu bạn đã có một sức khỏe hoàn hảo cùng với hệ miễn dịch hoạt động tốt, bạn có thể không cần lo lắng về cảm cúm. Các chuyên gia cho biết những người khỏe mạnh thậm chí không cần đeo khẩu trang để phòng ngừa cảm cúm thông thường.

"Tôi nghĩ rằng không nên khuyến cáo đại đa số dân chúng đeo khẩu trang y tế thường xuyên ở những nơi công cộng để ngăn ngừa lây truyền cúm”, tiến sĩ Mossad nói.

Mặt khác, những bệnh nhân bị suy yếu miễn dịch (do bệnh tật, tác dụng phụ của thuốc hoặc mới trải qua phẫu thuật) nên đeo khẩu trang trong trường hợp họ ở trong không gian kín, với một người khác đang có biểu hiện cảm cúm”.

Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc ở phạm vi dưới 1,8 m so với người bị cúm.

Tiến sĩ Besser đồng ý với quan điểm này, cô cho biết: "Ý kiến cá nhân của tôi là khẩu trang dành cho những người khỏe mạnh gây phiền toái hơn là hữu ích. Nếu bạn thực sự sử dụng khẩu trang để bảo vệ hoặc phòng ngừa, bạn sẽ phải đeo nó 24/7 để tránh bất kỳ sự phơi nhiễm nào có thể”. Điều đó không khả thi lắm.

“Nhưng nếu bạn bị cúm nặng, hãy đeo khẩu trang. Điều này giúp giữ cho người khác khỏe mạnh và tránh dịch cúm lây lan mạnh", Tiến sĩ Besser nói. Người bị cúm được khuyến cáo nên đeo khẩu trang trong 7 ngày kể từ khi bệnh khởi phát, hoặc 24 giờ sau khi triệu chứng cuối cùng biến mất, bởi đó là thời gian virus có thể còn tồn tại trong hơi thở và dịch cơ thể của họ.

Theo Trí Thức Trẻ



Bệnh cúm

khẩu trang y tế

khẩu trang


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.